loading

TÁI PHÁT TRIỂN XE ĐẠP TẠI HÀ NỘI VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG / Lê, Nam Phong

Tác giả : Lê, Nam Phong

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Mô tả vật lý : 11 tr.

Chủ đề : 1. Giao thông đô thị. 2. Hà Nội. 3. Xe đạp. 4. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Hà Nội đang có một hạ tầng giao thông yếu kém và không tương xứng với tầm vóc của đô thị. Những thông số của mạng lưới giao thông Hà Nội kém xa so với những tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị được ban hành của Việt Nam và tốc độ phát triển mới của mạng lưới đường không thể đuổi kịp tốc độ phát triển chung của thành phố. Tỷ lệ quỹ đất giao thông chỉ chiếm 6-7% tổng quỹ đất đô thị, so với định mức 15%-20%, đồng thời có tới 80% các tuyến đường có mặt cắt ngang dưới 11m1P. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng quá nhanh của phương tiên cơ giới cá nhân, trong xu hướng chung của sự phát triển “cá nhân hoá” mô hình đô thị, làm tình hình càng trở nên xấu đi nhanh chóng. Hà Nội đã trở thành Thủ đô có tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp nhất và tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân cao nhất trong các Thủ đô ở châu Á2 . Theo khảo sát của Cục Y tế Giao thông Vận tải, nồng độ bụi trong không khí và ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội luôn cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép, trong đó các hoạt động giao thông vận tải chiếm tới 70% nguồn gây ô nhiễm này3P. Hàng năm, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong lớn cướp đi hàng trăm sinh mạng, năm 2008 đã xảy ra 1113 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 868 người 4 . Trên thực tế, thực trạng tắc nghẽn giao thông hiện nay của Hà Nội chưa đến mức trầm trọng như tình trạng trước đây tại một số Thủ đô khác trong khu vực - có thể kể đến Bangkok, Manila - nhưng giao thông đang là yếu tố cản trở cuộc sống hàng ngày, suy giảm chất lượng sống và đe doạ trực tiếp đến sự phát triển của thành phố.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/153