loading

Arkei (Liên nguyên đại – Liên giới) / Tống, Duy Thanh

Tác giả : Tống, Duy Thanh

Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN

Năm xuất bản : 2017

Chủ đề : 1. Arkei ở Đông Á và Việt Nam. 2. Bối cảnh kiến tạo Arkei. 3. Các tổ hợp đá Arkei. 4. Điều kiện tự nhiên và sự sống trong Arkei. 5. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Giai đoạn lịch sử địa chất rất lâu dài từ khi có những đá trầm tích đầu tiên cho đến sát trước Cambri gồm hai Liên nguyên đại là Arkei và Proterozoi, dài đến khoảng 3,2 tỷ năm. Do sự hiểu biết về giai đoạn lịch sử này còn ít nên hai liên nguyên đại này thường được ghép thành một vĩ kỳ lớn trong lịch sử địa chất với tên gọi chung là Tiền Cambri. Nhờ những kết quả nghiên cứu ngày càng phong phú, nên hiện nay các nhà địa chất cũng đã biết được nhiều sự kiện địa chất đã xẩy ra trong Arkei và Proterozoi, do đó địa tầng của Arkei và Proterozoi cũng được phân chia chi tiết hơn trước đây. Trên thế giới đá Tiền Cambri biến chất cao và uốn nếp phức tạp lộ ra ở nhiều nơi, nhưng lộ rõ nhất ở những khiên và nhân các địa khối ở Bắc Mỹ và ở phía đông của bán đảo Scandinavia (Bắc Âu) và ở Châu Phi [H. 1]. Thuở ban đầu của Arkei, thành phần của khí quyển gồm chủ yếu là dioxyt carbon và hơi nước, không có hoặc có rất ít oxy; điều kiện môi trường như vậy không thể thích hợp cho sự sống của bất kỳ loại sinh vật nào. Không có tầng ozon bao quanh Trái Đất nên không có gì ngăn cản tia cực tím nguy hiểm xâm nhập Trái Đất, cũng không có gì ngăn cản bớt sự lao bắn (impact) liên tục do các Sao Chổi gây nên. Khi đó, ngày đêm chắc chắn ngắn, theo tính toán thì thời gian Trái Đất quay quanh trục chỉ khoảng 10 giờ. Sinh vật sơ đẳng nhất có lẽ đã xuất hiện từ nửa đầu Arkei khoảng 3,5 tỷ năm trước đây, dấu vết của Tảo lục đã được phát hiện trong đá có tuổi khoảng 3 tỷ năm. Từ nửa sau của Arkei do hoạt động quang hợp của Tảo lục nên lượng oxy trong khí quyển đã tăng nhanh chóng và oxy do Tảo lục tạo ra đã thúc đẩy thêm sự phát triển của sinh giớ

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Đại học quốc gia Hà Nội
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18007