Karst và sụt mặt đất / Đỗ, Minh Đức
Tác giả : Đỗ, Minh Đức
Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2017
Chủ đề : 1. Điều kiện hình thành hố sụt karst. 2. Dự báo sụt mặt đất. 3. Thiết kế và xây dựng công trình ở vùng có cactơ. 4. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Khi đá vôi, đá đôlômít, đá phấn, đá macnơ, thạch cao, anhidrit, muối mỏ và muối kali bị nước trên mặt và nước dưới đất hòa tan và rửa lũa, thì trên mặt đất hình thành những phễu, những hố sụt cùng những dạng khác của địa hình, còn ở bên trong đất đá là những chỗ trống, khe rãnh và hang đủ kiểu loại. Người ta gọi tất cả những loại hình ở trên mặt và dưới đất được tạo nên bằng cách như vậy gọi là cactơ. Các đặc điểm hình thành và phát triển cactơ có thể tham khảo ở các mục từ có liên quan về địa chất và địa mạo. Khi đánh giá các lãnh thổ theo địa chất công trình và điều kiện xây dựng các công trình khác nhau, điều quan trọng là nắm được điều kiện thế nằm của đá đã và đang bị cactơ hóa, tức là phải biết đó là kiểu cactơ nào: trên mặt, sâu hoặc hỗn hợp (nông và sâu) phân bố ở khu vực đang nghiên cứu. Karst có sự biến đổi rất nhiều và hệ không gian ba chiều của các khe nứt và những khoảng rỗng cắt vào khối đá vôi vô cùng đa dạng và phức tạp. Sự hòa tan của đá xảy ra ở những phần lộ ra trồi lên trên mặt đất, tại bề mặt đá gốc bên dưới lớp đất, và dọc theo các khe nứt dưới mặt đất. Bề mặt, bề mặt lớp đá gốc và các dạng địa hình dưới mặt đất đất đã được tổng hợp trong các hệ thống karst, nhưng nhìn chung có thể chia các hệ thống này thành năm nhóm lớn có các đặc trưng khác khau (Lowe và Waltham, 2002): Đặc trưng bề mặt vi mô – Những rãnh rửa lũa, chủ yếu là có độ sâu <1m, là kết quả bởi sự ăn mòn hòa tan của đá lộ ra (Bögli, 1960), bao gồm có những khe nứt sâu trên mặt đá vôi, những vết cắt, và các khe rãnh bên dưới lớp đất phủ và các dãy đỉnh nhọn lởm chởm có các đỉnh nhọn karst cao tới 2-30m (Waltham, 1995); Đặc điểm bề mặt vĩ mô – những thung lũng cạn, những vùng trũng, bồn địa, chóp nón và các tháp, tất cả các dạng địa hình trên quy mô hàng km là những yếu tố trong các kiểu khác nhau của karst (Ford và Williams, 1989); Đặc trưng lớp đất – những hình thái phức tạp của bề mặt lớp đá gốc với sự khác nhau về độ cao cục bộ có thể vượt quá hàng chục mét, đã được tạo ra bởi sự hòa tan của nước trong đất (Klimchouk, 2000); Những hố sụt - bề mặt lõm xuống khác nhau, rộng từ 1 - 1000 m, có liên quan đến những hang hốc ngầm nằm dưới lớp đá (Waltham và cộng sự, 2005); Những hang động – hang ngầm điển hình thường rộng từ một mét đến hàng chục mét được hình thành trong đá bởi sự hòa tan nó, và để lại khoảng rỗng hoặc được lấp nhét trầm tích (Ford và Williams, 1989). |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18012 |