loading

Trias (Kỷ - Hệ) / Tống, Duy Thanh

Tác giả : Tống, Duy Thanh

Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN

Năm xuất bản : 2017

Chủ đề : 1. Điều kiện khí hậu. 2. Hoạt động kiến tạo và cổ địa lý. 3. Sinh giới trong Trias. 4. Sự tuyệt chủng cuối Trias. 5. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Kỷ Trias là kỷ đầu của nguyên đại Mesozoi, tiếp nối kỷ Permi cách nay 251 triệu năm và kế tiếp sau nó là bắt đầu kỷ Jura cách nay 199,6 triệu năm [Bảng 1]. Hệ Trias do F. Alberti xác lập (1831) dựa trên loạt trầm tích của hệ này ở Đức. Mặt cắt Trias ở Đức gồm ba phần (từ đó, hệ được đặt tên là Trias = ba phần) từ dưới lên: 1) Cát kết sặc sỡ (Buntsandstein); 2) Đá vôi vỏ sò (Muschelkalk) và 3) Keuper. Trong ba phần của mặt cắt này chỉ có phần giữa là trầm tích biển, do đó việc phân chia và đối sánh địa tầng khó thực hiện, nên việc phân chia chi tiết được dựa trên mặt cắt vùng núi Alpes thuộc Italia và Áo. Do đó, tên các bậc của Trias trung và Trias thượng đều có xuất xứ từ vùng núi này. Hai bậc thuộc Trias hạ là bậc Indi (theo tên sông Indus ở Pakistan), và bậc Olenek (theo tên sông Olenek – Оленëк) ở Siberie [Bảng 1]. Hai bậc này thay cho bậc “Skythian hay Scythian” trước đây được sử dụng ở Châu Âu tương ứng với cả khối lượng của thống Trias hạ. Trias là kỷ có chế độ lục địa chiếm ưu thế và mực nước biển thấp, điều này do rất nhiều khu vực bị nâng cao từ hậu quả của hoạt động tạo núi Hercyni và sự hình thành Pangea. Trầm tích biển hạn chế ở các khu vực thuộc đại dương Tethys, vành đai Thái Bình Dương và vành đai Bắc Cực. Kỷ Trias cũng bắt đầu cho sự thích ứng tỏa tia mới của nhiều nhóm sinh vật cả trên cạn và dưới biển sau sự tuyệt chủng Permi/Trias, trước hết là sự khởi đầu cho sự phát triển động vật Bò sát. Kỷ Trias là giai đoạn kẹp giữa hai đợt tuyệt chủng sinh vật – tuyệt chủng Permi/Trias và tuyệt chủng cuối Trias. Đầu Trias các siêu lục địa Pangea tiếp tục có dạng vòng cung hở như chữ C quay về hướng đông. Ở lòng cung là đại dương Tethys và đại dương Paleo-Tethys đã có từ cuối Paleozoi. Bao quanh Pangea là đại dương Panthalassa (Toàn Đại Dương). Do chỉ có một khối lục địa nên đường bờ và diện tích thềm lục địa giảm, trầm tích biển nông ít phổ biến. Vào giữa Trias Pangea bắt đầu tách dãn, mở đầu quá trình phá vỡ siêu lục địa này.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Đại học quốc gia Hà Nội
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18078