Bản đồ Địa chất thủy văn = Hydrogeological Map / Đoàn, Văn Cánh
Tác giả : Đoàn, Văn Cánh
Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2017
Chủ đề : 1. Mặt cắt địa chất thủy văn. 2. Nguyên tắc thành lập bản đồ ĐCTV. 3. Phân vùng địa chất thủy văn. 4. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Trong các sách tham khảo, có nhiều cách định nghĩa hay khái niệm về bản đồ địa chất thủy văn (ĐCTV). Nhưng một cách rõ ràng là bản đồ ĐCTV là một loại bản đồ phản ánh đặc điểm ĐCTV của một vùng lãnh thổ nào đấy. Những đặc điểm ĐCTV đó là diện phân bố các tầng chứa nước, thấm nước yếu và cách nước, sự tồn tại của nước dưới đất, đặc điểm về tính thấm, về độ giàu nghèo của nước dưới đất, về chất lượng nước dưới đất, về mực nước, về mối quan hệ giữa nước dưới đất và với nước mặt.... Các bản đồ ĐCTV đầu tiên đã được lập ở một số nước kể từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ hai mươi [1,2,3]. Tỷ lệ bản đồ rất đa dạng, phần lớn trong khoảng 1:250.000, 1: 500.000 và nhỏ hơn. Những bản đồ này được lập trong hoàn cảnh phát triển của mỗi nước khác nhau, nên nhiều khi một đặc trưng chung cho điều kiện ĐCTV ở các nước khác nhau lại được thể hiện bằng các cách khác nhau, làm khó khăn cho việc sử dụng, so sánh. Gần đây đã có một vài bản đồ ĐCTV được lập cho toàn cầu, cho toàn lãnh thổ một châu lục hoặc bao quát một vài quốc gia tỷ lệ 1:1.000.000 đến 1:2.500.000 do Hội ĐCTV Quốc tế (IAH), tổ chức Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO)… phối hợp với viện Tài nguyên nước ngầm của Cộng hòa Liên bang Đức (BGR) thực hiện . Ở Việt Nam cũng vậy. Đã có nhiều bản đồ ĐCTV được thành lập cho các vùng khác nhau, với mục đích khác nhau và với tỷ lệ khác nhau. Bản đồ ĐCTV lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trước đây thực hiện đã được công bố năm 1990 dựa trên bản chú giải bản đồ ĐCTV do các nhà ĐCTV Liên Xô cũ. Nhiều bản đồ ĐCTV tỷ lệ lớn hơn cho các vùng kinh tế trọng điểm đã được nhiều đơn vị sản xuất và nghiên cứu lập theo chú giải Quốc tế công bố năm 1997. Vậy rõ ràng là cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn Thế giới chưa có một bản chú giải thống nhất áp dụng cho mọi lãnh thổ và được các nước chấp nhận như khi lập bản đồ địa chất. Vì vậy trong khuôn khổ mục từ này chúng tôi trình bày hai phương pháp lập bản đồ địa chất thủy văn theo bản chú giải Quốc tế công bố vào những năm 1974, 1977, 1983 và theo phương pháp địa tầng. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18577 |