Đá xâm nhập siêu mafic / Nguyễn, Viết Ý
Tác giả : Nguyễn, Viết Ý
Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2017
Chủ đề : 1. Các đá xâm nhập siêu mafic ở Việt Nam. 2. Đặc điểm phân bố của các đá xâm nhập siêu mafic. 3. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Siêu mafic là các đá có thành phần rất nghèo silic (<45%), giầu MgO (>18%) và FeO, nghèo K2O. Nhìn chung hàm lượng nhôm trong các đá siêu mafic thấp, trừ những biến loại giầu amphibol. Tên gọi peridotit bắt nguồn từ tên một loại olivin là “peridot”. Phần lớn các đá siêu mafic gặp trong các đới tạo núi có tuổi Arkei và Proterozoi, trong Phanerozoi hiếm gặp hơn. Các đá siêu mafic được phân thành hai nhóm chính dựa vào hàm lượng olivin trong thành phần của chúng là peridotit và pyroxenit, trong đó peridotit chứa trên 40% olivin, còn pyroxenit chứa dưới 40% olivin. Olivin trong các đá siêu mafic rất giầu Mg thường có thành phần tương ứng với forsterit (Fo 95-80) . Clinopyroxen thường là augit hoặc augit - diopside nhưng giầu Fe hơn, ferohedenbergit, feroaugit, hình thành trong quá trình phân dị. Orthopyroxen có thành phần dao động trong khoảng rộng (Wo0-8 En 90-50 Fs 7-50). Plagioclas là anorthit, bytownit hay labrador. Chi tiết hơn, căn cứ vào hàm lượng ba khoáng vật tạo đá chính là olivin, pyroxen thoi và pyroxen xiên, có thể phân biệt các biến loại đá xâm nhập siêu mafic như hình vẽ dưới, trong đó khu vực bôi mầu là các đá peridotit đặc trưng cho manti. Ngoài ra, nếu có mặt lượng lớn plagioclas basic thì đá có tên gọi troctolit, hoặc nếu plagioclas chiếm đa số thì gọi là anorthosit. Các đá siêu mafic nói chung và xâm nhâp siêu mafic nói riêng thường bị biến đổi rất mạnh mẽ do các quá trình thứ sinh thành hai loại sản phẩm chính là serpentinit và talc-carbonat. Chính vì vậy, một số tác giả phân biệt một kiểu đá siêu mafic riêng là đá siêu mafic biến chất. Thổ nhưỡng hình thành trên các đá này khá giầu magne, calci, nghèo phosphor. Nhưng chúng chứa các nguyên tố độc hại đối với cây cối như Ni, Cr, do đó trên loại thổ nhưỡng này thường chỉ có một số loại cây đặc thù mới có thể thích nghi được. Theo những nghiên cứu mới nhất (2008), peridotit là loại đá có giá trị tiềm năng cho việc bảo vệ môi trường, nó có khả năng bắt giữ khí CO2- loại khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi 2290 khí hậu. Peridotit phản ứng với CO2 để tạo thành các khoáng vật tương tự như carbonat trong đá vôi. Quá trình này có thể tăng tốc lên tới hàng triệu lần hoặc hơn khi chỉ đơn giản là khoan vào các thân đá peridotit hoặc do các khe nứt tự nhiên sẵn có cho phép khí CO2 xuyên xuống tiếp xúc với peridotit. Liên quan với các đá xâm nhập siêu mafic có các mỏ khoáng sản rất quan trọng như chrom, nikel và kim loại nhóm platin. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18655 |