Địa từ học / Nguyễn, Đình Châu
Tác giả : Nguyễn, Đình Châu
Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2017
Chủ đề : 1. Cổ địa từ và từ địa tầng. 2. Trường địa từ. 3. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Phân bố trường từ của Trái Đất, cũng gọi là trường địa từ, trên mặt đất giống như trường của thanh nam châm (trường của lưỡng cực từ). Theo nhiều tài liệu cổ, trường địa từ đã được người Trung Hoa phát hiện và sử dụng để xác định các hướng địa lý của Trái Đất từ thế kỷ thứ VII, VI trước Công nguyên. Năm 1600 William Gilbert công bố chuyên khảo “Về nam châm” (“De Magnete”), tổng hợp toàn bộ Phân bố trường từ của Trái Đất, cũng gọi là trường địa từ, trên mặt đất giống như trường của thanh nam châm (trường của lưỡng cực từ). Theo nhiều tài liệu cổ, trường địa từ đã được người Trung Hoa phát hiện và sử dụng để xác định các hướng địa lý của Trái Đất từ thế kỷ thứ VII, VI trước Công nguyên. Năm 1600 William Gilbert công bố chuyên khảo “Về nam châm” (“De Magnete”), tổng hợp toàn bộ hiểu biết về từ học, ông cho rằng Trái Đất như một nam châm khổng lồ để giải thích tính chỉ hướng của nam châm, nguồn của trường ở bên trong Trái Đất. Như vậy, Gilbert chính là người đặt nền móng cho địa từ học hiện đại. Trường địa từ, nguồn gốc, sự biến đổi của nó theo thời gian và các nguyên nhân gây ra là đối tượng nghiên cứu của địa từ học. Phân ngành cổ từ học - ngành nghiên cứu trường địa từ trong quá khứ, trở thành một môn khoa học từ những năm 1950. Từ việc đo các thành phần của trường từ ghi lại ở các mẫu đá người ta đã xác định vị trí cực từ của trường địa từ khi đá đó được hình thành ở các lục địa khác nhau. Từ đó các nhà nghiên cứu đã chứng minh được sự di chuyển của các lục địa (“trôi dạt lục địa”). Kết quả của việc nghiên cứu trường địa từ trong quá khứ còn cho thấy có sự đảo cực từ (cực từ Bắc trở thành cực từ Nam và ngược lại). Nhờ đó mà Vine, Matthews và Morley (1963) giải thích được các dị thường từ dương và âm xen kẽ, dạng dải dọc hai bên sống đại dương. Sự đảo cực nhiều lần của trường địa từ cũng là bằng chứng thuyết phục cho cơ chế tách giãn đáy đại dương. Các dấu ấn của sự thay đổi cực từ liên tục ở đáy đại dương là một trong những cơ sở cơ bản cho việc thành lập từ địa tầng cho khoảng thời gian 160 triệu năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu địa từ học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như vẽ bản đồ địa chất, điều tra khoáng sản, dầu khí, nước dưới đất, khảo cổ, ô nhiễm môi trường, v.v...hiểu biết về từ học, ông cho rằng Trái Đất như một nam châm khổng lồ để giải thích tính chỉ hướng của nam châm, nguồn của trường ở bên trong Trái Đất. Như vậy, Gilbert chính là người đặt nền móng cho địa từ học hiện đại. Trường địa từ, nguồn gốc, sự biến đổi của nó theo thời gian và các nguyên nhân gây ra là đối tượng nghiên cứu của địa từ học. Phân ngành cổ từ học - ngành nghiên cứu trường địa từ trong quá khứ, trở thành một môn khoa học từ những năm 1950. Từ việc đo các thành phần của trường từ ghi lại ở các mẫu đá người ta đã xác định vị trí cực từ của trường địa từ khi đá đó được hình thành ở các lục địa khác nhau. Từ đó các nhà nghiên cứu đã chứng minh được sự di chuyển của các lục địa (“trôi dạt lục địa”). Kết quả của việc nghiên cứu trường địa từ trong quá khứ còn cho thấy có sự đảo cực từ (cực từ Bắc trở thành cực từ Nam và ngược lại). Nhờ đó mà Vine, Matthews và Morley (1963) giải thích được các dị thường từ dương và âm xen kẽ, dạng dải dọc hai bên sống đại dương. Sự đảo cực nhiều lần của trường địa từ cũng là bằng chứng thuyết phục cho cơ chế tách giãn đáy đại dương. Các dấu ấn của sự thay đổi cực từ liên tục ở đáy đại dương là một trong những cơ sở cơ bản cho việc thành lập từ địa tầng cho khoảng thời gian 160 triệu năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu địa từ học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như vẽ bản đồ địa chất, điều tra khoáng sản, dầu khí, nước dưới đất, khảo cổ, ô nhiễm môi trường, v.v... |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18677 |