Địa chất thủy văn Việt Nam = Hydrogeological condition in Vietnam - Groundwater in Viẹtnam / Đoàn, Văn Cánh
Tác giả : Đoàn, Văn Cánh
Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2017
Chủ đề : 1. Sơ lược điều kiện địa chất thuỷ văn lãnh thổ Việt Nam. 2. Trữ lượng nước dưới đất. 3. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Theo cấu trúc chứa nước, phần đất liền lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6 miền địa chất thuỷ văn, trong đó bao gồm 17 phụ miền (theo bản thuyết minh bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1 : 500 000). Miềm ĐCTV Đông Bắc bộ thuộc miền kiến tạo Đông Bắc Việt Nam, có ranh giới với vùng Tây Bắc Bắc bộ qua đứt gãy sông chảy. Miền này chia làm 2 phụ miền ĐCTV và bao gồm 15 đơn vị chứa nước. Nhìn chung các đơn vị chứa nước này đều nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng. Chỉ có hai đơn vị có triển vọng là các phức hệ chứa nước khe nứt cactơ trong các thành tạo Cacbonnat tuổi c - p và d2. Miền ĐCTV Tây Bắc bộ thuộc miền kiến tạo Tây Bắc Việt Nam, ranh giới với vùng ĐCTV Bắc Trung Bộ là đứt gãy sông Mã. Miền này được chia làm 3 phụ miền, bao gồm 19 đơn vị chứa nước. Phần lớn các phân vị chứa nước là nghèo nàn hoặc chưa được nghiên cứu chi tiết. Chỉ có 6 đơn vị chứa nước khá giàu nước là d2, p2, t2-3, t2, t1-2, và qp. Nhiều suối nước nóng và nước khoáng được phát hiện ở miền này. Miền ĐCTV vùng đồng bằng Bắc bộ được được vạch ranh giới tiếp xúc giữa các thành tạo đệ tứ ở đồng bằng với các đá gốc ở rìa đồng bằng. Miền này chia làm 3 phụ miền ( Vĩnh Yên - Đồ Sơn; Hà Nội – Thái Bình; Sơn Tây – Ninh Bình) bao gồm 9 đơn vị chưa nước. Chỉ có 2 đơn vị chứa nước lỗ hổng là qh và qp. Tổng độ khoáng hóa dao động từ 200 đến 300mg/l, phổ biến là từ 500 đến 1000mg/l. Vùng ven biển thường gặp nước có độ khoáng hoá cao. Miền ĐCTV bắc Trung bộ thuộc miền kiến tạo sông Cả - Bắc Trường Sơn. Miền ĐCTV này được ngăn cách với miền ĐCTV Nam Trung bộ bằng đứt gãy Bình Sơn - Ngọc Linh. Miền này chia làm 3 phụ miền (Mường Tè, Điện Biên – Hà Tĩnh, Hương Sơn – Bình Sơn) bao gồm 18 đơn vị chứa nước, trong đó triển vọng nhất là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích qp và phức hệ chứa nước khe nứt cacto trong c-p. Tổng độ khoáng hóa dao động từ 100mg/l đến 7000mg/l, thường gặp 500mg/l. Miền ĐCTV nam Trung bộ thuộc miền kiến tạo Nam Trung bộ. Ranh giới phía nam là đứt gãy Bà Rịa - Lộc Ninh. Miền này chia ra làm 3 phụ miền ĐCTV (Komtum – Tây Sơn; Serepok – Đà Lạt) bao gồm 10 đơn vị chứa nước. Hầu hết các đơn vị nghèo nước. Chỉ có các phức hệ chứa nước khe nứt trong các thành tạo bazan trẻ và bazan Neogen-Đệ Tứ là khá phong phú. Độ tổng khoáng hóa thấp, nước siêu sạch đến nhạt. Miền này phát hiện nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng. Miền ĐCTV đồng bằng Nam bộ thuộc về vùng trũng Nam bộ. Miền này chia ra 3 phụ miền ĐCTV (Tây Ninh – Biên Hoà; Mộc Hoá –Trà Vinh; Long Xuyên - Bạc Liêu) bao gồm 7 đơn vị chứa nước có diên phân bố rộng và phong phú nước. Tuy nhiên trong mỗi tầng chứa nước chất lượng nước thay đổi phức tạp theo diện tích và theo độ sâu, từ nhỏ hơn 100mg/l đến 6000mg/l, đôi khi lớn hơn. Nếu theo đặc điểm tồn tại, trên lãnh thổ Việt Nam có 5 loại tầng chứa nước. Đó là các tầng chứa nước trong đất đá bở rời trong các vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Nam Bộ và trong các cồn cát ven biển. Các tàng chứa nước khe nứt-lỗ hổng trong các thành tạo bazan ở Tây Nguyên. Các tầng chứa nước trong các thành tạo đá vôi. Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo lục nguyên cát bột kết và các tầng chứa nước khe nứt trong các đá magma phun trào. Diện tích phân bố các tầng chứa nước đó thể hiện trên hình 1. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18714 |