loading

TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG. Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình / Phạm, Đức Dương

Tác giả : Phạm, Đức Dương

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Mô tả vật lý : 12 tr.

Chủ đề : 1. Hà Nội. 2. Pháp. 3. Phương Tây. 4. Việt Nam. 5. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Tôi sững sờ, ngẩn ngơ, say đắm trước vẻ đẹp và sự quyến rũ của Hà Nội ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác... non nửa thế kỷ tôi đi tìm kiếm nhưng thật khó nắm bắt được thần thái của văn hoá Hà Nội! Ngày nay, khi trở thành người nghiên cứu về văn hoá, tôi mới vỡ nhẽ ra rằng muốn tiếp cận văn hoá - nhất là văn hoá Hà Nội, phải tìm cho mình một lối đi... Đó là cách tiếp cận biểu tượng học. Nếu như chúng ta hiểu văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, nói theo cách của người Trung Hoa xưa - văn là nguỵ, chữ nguỵ gồm hai thành tố (nhân = người), (vi = làm), hay theo Marx, văn hoá là “thiên nhiên thứ hai” được “sản xuất theo quy luật cái đẹp” (khu biệt với tự nhiên) thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặt văn hoá của nó. Khái niệm văn hoá có một ngoại diên rất rộng, do đó phải chấp nhận một nội hàm bị thu hẹp đến mức chung nhất. Để tiếp cận văn hoá như là một tổng thể của các hệ thống biểu tượng vừa đa dạng, vừa đồng nhất, vừa đứt đoạn, vừa liên tục, vừa biến đổi, vừa đứng yên... theo tôi cần phải đưa chúng vào một cấu trúc hai tầng: a) Cấu trúc bề mặt là những biến số bao gồm tất cả những biểu hiện văn hoá, thường xuyên đổi mới gần như là đứt đoạn (những yếu tố động); b) Cấu trúc chiều sâu như là những hằng số kết tinh thành những giá trị, những lý tưởng thẩm mỹ, những nếp sống... tiềm ẩn trong tâm thức con người mang tính liên tục (yếu tố tĩnh). Mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu được thực hiện theo nguyên tắc: cấu trúc chiều sâu (hệ giá trị) quy định sự lựa chọn, điều tiết sự biến đổi trên bề mặt. Đến lượt mình, những cách tân trên bề mặt thẩm thấu vào cấu trúc chiều sâu làm thay đổi dần những hệ giá trị. Đó là mối quan hệ biện chứng liên tục và đứt đoạn giữa truyền thống và cách tân. Cái mà chúng ta gọi là bản sắc dân tộc phải chăng là nét đặc thù được khắc hoạ bởi những hằng số của cấu trúc chiều sâu kết thành sợi dây vô hình ràng buộc các thành viên trong cộng đồng tạo nên ý thức “thuộc về” một dân tộc và “khác biệt” với các dân tộc khác!

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/165