HUẾ TRONG NGHÌN NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI / Phan, Thanh Hải
Tác giả : Phan, Thanh Hải
Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Năm xuất bản : 2015
Mô tả vật lý : 8 tr.
Chủ đề : 1. Hà Nội. 2. Huế. 3. Thăng Long. 4. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Huế là trung tâm của vùng đất Thuận Hoá (tên cũ là hai châu Ô - Lý/Rí) trở về với người Việt từ năm 1306, sau cuộc hôn nhân chính trị giữa Công chúa Huyền Trân nhà Trần với vua Chế Mân của Champa. Năm 1307, vua Trần sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài vào tuyên bố đức ý, cắt cử quan chức, vỗ yên dân chúng. Ngay sau đó những lớp người Việt đầu tiên đã theo nhau vào miền đất mới, đến tận bờ bắc sông Thu Bồn của xứ Quảng để mở đất lập nghiệp1 . Nhưng hàng thế kỷ sau Thuận Hoá vẫn là vùng biên viễn, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tranh chấp ác liệt giữa hai quốc gia Champa - Đại Việt, tranh chấp giữa nhà Hậu Trần với quân Minh, giữa quân khởi nghĩa Lê Lợi với quân Minh... Chính vì vậy, trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi vẫn xem đất Thuận Hoá là “bức phên dậu thứ 5” của Đại Việt. Sau cuộc Nam chinh quyết định của Lê Thánh Tông năm 1471, biên giới Đại Việt đã được đẩy tới chân núi Đá Bia (Thạch Bi sơn). Toàn bộ vùng đất từ đây ra đến bờ nam sông Thu Bồn đều thuộc về trấn Quảng Nam2 . Thêm gần một trăm năm nữa trôi qua tính đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hoá, năm 1558, miền Thuận - Quảng dù đã được khai phá nhiều nhưng vẫn là vùng đất mới đầy biến động phức tạp. Phức tạp vì thành phần dân cư bao gồm cả những kẻ du thủ du thực, những tội phạm trốn tránh triều đình miền Bắc, những tù binh chiến tranh bị đày ải, những cư dân bản địa bất mãn... Ngay cả xứ Thuận Hoá, dù đã trở về với người Việt từ năm 1306 mà đến giữa thế kỷ XVI, Dương Văn An vẫn gọi đây là đất Ô châu (vốn mang hàm nghĩa là chốn ác địa). Vùng đất mới còn hết sức phức tạp bởi sự khác biệt có khi đến mức đối lập giữa các yếu tố văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt và các dân tộc bản địa. Thêm nữa, vùng đất này mới được thu phục lại từ tay nhà Mạc, nên lòng người vẫn chưa quy phục. Còn ở bên kia đèo Hải Vân, đất Quảng Nam lại càng là vùng đất mới, sự quản lý của chính quyền nhà Lê đối với vùng đất này vốn đã khá lơi lỏng, đến thời Lê Trung Hưng, sau khi giành lại từ tay họ Mạc, việc quản lý lại càng lơi lỏng hơn. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/167 |