Thi pháp chức năng nhân vật nông dân trong văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 : Đề tài NCKH. QX.2002.07 / Phạm, Phú Tỵ
Tác giả : Phạm, Phú Tỵ
Năm xuất bản : 2003
Chủ đề : 1. Giai đoạn 1930- 1945. 2. Nghiên cứu văn học. 3. Thi pháp. 4. Văn học hiện thực phê phán. 5. Other.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Chỉ ra những nguyên tắc thi pháp chức năng của nhân vật nông dân của các nhà văn hiện thực 1930-1945.Xét từ góc độ tư tưởng hệ và khuynh hướng cảm hứng, các nhà văn hiện thực tiếp cận nhân vật nông dân theo những quan điểm, nguyên tắc khác nhau.Sự khác nhau ấy tạo nên sự đa dạng chứ không đối lập, loại trừ nhau.Nhờ vậy, văn học hiện thực 1930-1945 đã xây dựng được nhiều hình tượng độc đáo về người nông dân, những hình tượng vừa in đậm dấu ấn của một trào lưu nghệ thuật, vừa thể hiện đậm nét phong cách và cá tính sáng tạo của tác giả Khẳng định thành tựu của văn học hiện thực trong tiến trình văn học dân tộc nói chung, lịch sử loại hình nhân vật nông dân nói riêng, làm rõ thi pháp của văn học hiện thực trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật Phân tích các dạng tính cách phổ biến được khái quát qua hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực 1930-1945. Gắn liền với hoàn cảnh và là sản phẩm của hoàn cảnh, nhân vật nông dân được chia thành bốn dạng tính cách: Con người nhẫn nhục, con người tha hoá- lưu manh, con người phản kháng và con người với những phẩm chất tốt đẹp truyền thống.Về mặt loại hình, nhân vật nông dân trong văn học hiện thực lại được phân chia thành 4 loại: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách Xác lập một hệ thống thiết yếu về chủ nghĩa hiện thực, về thi pháp của chủ nghĩa hiện thực để dẫn đường cho những thao tác nghiên cưú cụ thể KHCN Thư mục kỉ niệm 100 năm ĐHQGHN Chỉ ra những nguyên tắc thi pháp chức năng của nhân vật nông dân của các nhà văn hiện thực. Chứng minh sự đa dạng của các phong cách trong sự nhất quán về phương thức phản ánh. Làm rõ hơn về phương diện lý thuyết thi pháp chức năng, lịch sử của loại hình nhân vật, của trào lưu văn học Làm rõ thi pháp của văn học trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật Xác lập một hệ thống thiết yếu về chủ nghĩa hiện thực, về thi pháp của nghĩa hiện thực từ thực tiễn những thành tựu của văn học Việt Nam. Đồng thời khẳng định vai trò của văn học hiện thực 1930 - 1945 trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc Có thể in và giảng dạy dưới dạng chuyên đề trong đào tạo sinh viên chuyên ngành văn học, sinh viên cao học v.v.. Công trình đã được trích để tham gia hội nghị khoa học và công bố như sau:Con người cùng đinh trong truyện thực hiện phê phán- một cách tân về hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam,Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài Nhân vật nông dân và những mâu thuẫn của hoàn cảnh trong truyện hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, Kỷ yếu hội nghị Khoa học " Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài" Toàn bộ công trình được thể hiện bằng 4 chương chính với 210 trang đánh máy khổ giấy A4 Về khả năng triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đây là công trình đầu tiên áp dụng những thành quả của thi pháp học để nghiên cứu nhân vật văn học. Hy vọng từ cách làm này có thể tiến hành nghiên cứu thi pháp tác giả, tác phẩm, trào lưu...văn học |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22167 |