Tuyển chọn và nghiên cứu các chủng nấm men sinh coenzym Q10 nhằm đáp ứng dụng trong lĩnh vực y học và mỹ phẩm : Đề tài NCKH. QG.09.47 / Hà, Thị Hằng
Tác giả : Hà, Thị Hằng
Nhà xuất bản : H. : ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2011
Chủ đề : 1. Mỹ phẩm. 2. Nấm. 3. Vi sinh vật. 4. Y học. 5. Other.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Khảo sát khả năng sinh CoQ10 của một số chủng nấm men được lưu giữ trong bộ giống nấm men của Bảo tàng Giống Vi sinh vật- Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân loại chủng có khả năng sinh CoQ10 cao. Nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến lên men thu sinh khối và sinh CoQ10. Tách chiết CoQ10 bằng các phương pháp khác nhau nhằm tìm ra phương pháp tách chiết đơn giản và hiệu quả nhất Khảo sát khả năng sinh CoQ10 của 80 chủng nấm men được lưu giữ tại Bảo tàng giống Vi sinh vật cho thấy có 11,25% số chủng cho hàm lượng CoQ10 cao () Khảo sát khả năng sinh CoQ10 của 80 chủng nấm men được lưu giữ tại Bảo tàng giống Vi sinh vật cho thấy có 11,25% số chủng cho hàm lượng CoQ10 cao (≥ 2mg/g tế bào), 41.25% chủng cho hàm lượng trung bình (≥1,0 mg/g tế bào). Trong số 9 chủng nấm men cho hàm lượng CoQ10 cao, 5 chủng thuộc chi Cryptococcus, 4 chủng còn lại thuộc 3 chi Rhodosporium, Trichosporon, Dexomyces. Có 7/9 chủng được phân lập từ Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Lên men đường không được quan sát thấy ở 9 chủng nghiên cứu. Khả năng sinh một số enzyme ngoại bào và chất kháng vi sinh vật kiểm định của các chủng nấm men này tương đối thấp. Hai chủng L21 và PL5.2 còn có khả năng sinh carotenoid. Phân loại bằng sinh học phân tử kết hợp với đặc điểm hình thái của 9 chủng nấm men cho thấy các chủng S02, S09.5 và S13.2 thuộc loài Cryptococcus podzolicus; chủng S09.4 thuộc loài Hannaella sinensis; chủng L21 và PL5.2 thuộc loài Rhodosporidium paludigenum; chủng PL 4.2 thuộc loài Trichosporon dermatis; chủng VY140 là loài Derxomyces haininhensis; còn chủng DN 2.3 có thể là loài mới chưa được công bố Các điều kiện nuôi cấy như nguồn carbon, nitơ, nhiệt độ, pH và thời gian có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của 4 chủng nấm men lựa chọn, những khả năng sinh CoQ10 hầu như không bị tác động bởi các yếu tố này Đối với chủng nấm men PL5-2, ánh sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh tổng hợp CoQ10. Ngược lại, điều kiện nuôi cấy khí không nghiêm ngặt. Nước chiết cà chua 50% và cà rốt 50-100% có khoáng làm tăng kể hàm lượng CoQ10 Tách chiết CoQ10 theo 8 phương pháp từ các tài liệu đã công bố, các phương pháp 1, 5,6 thu được lượng CoQ10 nhiều nhất. Phương pháp 1 có thời gian thí nghiệm ngắn, hóa chất phổ biến và sẵn có được lựa chọn Xây dựng được quy trình lên men, tách chiết CoQ10 quy mô phòng thí nghiệm với thời gian ngắn, đơn giản, hóa chất thông dụng dễ kiếm |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22532 |