NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP / Nguyễn, Thế Bình
Tác giả : Nguyễn, Thế Bình
Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Năm xuất bản : 2015
Mô tả vật lý : 13 tr.
Chủ đề : 1. Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Hội nhập quốc tế. 3. Nông nghiệp. 4. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Trong hệ thống phân vùng kinh tế nông nghiệp hiện nay của Việt Nam, thì cả nước được chia ra 7 vùng: vùng Trung Du & Miền Núi; vùng Đồng Bằng Sông Hồng; vùng Bắc Duyên Hải Trung Bộ; vùng Nam Duyên Hải Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của tổ quốc, là phần hạ lưu châu thổ sông Mê Kông nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Về vị trí địa lý kinh tế, ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, vị trí này hết sức quan trọng trong giao lưu quốc tế. Trong phạm vi cả nước, ĐBSCL kết hợp với miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, cùng với vòng cung các đảo và quần đảo tiền tiêu như: Phú quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và quần đảo Trường Sa đã tạo cho nó một vị trí chiến lược toàn diện cả về kinh tế và quốc phòng. Vị trí này đã cho thấy cả thế thuận lợi cũng như thế xung yếu của ĐBSCL, đồng thời trong sự phát triển của nó, không thể nào không gắn bó hữu cơ với miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Tây nguyên cũng như thềm lục địa tiếp cận với hệ thống các đảo và quần đảo quần tụ hay rải rác ngoài khơi. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/192 |