loading

VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÙNG NÚI MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN THỜI CHÚA NGUYỄN / Nguyễn, Văn Đăng

Tác giả : Nguyễn, Văn Đăng

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Mô tả vật lý : 13 tr.

Chủ đề : 1. Chúa Nguyễn. 2. Miền Trung. 3. Quản lý. 4. Tây Nguyên. 5. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Con đường tiến về phương Nam của dân tộc Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau cũng đồng thời là quá trình xác lập các đơn vị hành chính để quản lý khai thác vùng đất mới. Trước thời chúa Nguyễn, dân tộc ta đã mất đến 5 thế kỷ (XI XVI) để từng bước xác lập chủ quyền của mình lên vùng đất miền Trung từ Quảng Bình vào tới đèo Cù Hmông (cực Nam tỉnh Bình Định hiện nay) thông qua việc chống lại sự quấy nhiễu của vương quốc Champa, trừ khử mưu đồ sử dụng Champa như là gọng kìm tấn công Đại Việt từ phía Nam của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán tộc. Điều đó đồng thời cũng là sự tự khẳng định sức sống mãnh liệt, sự lớn mạnh không ngừng của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như ước nguyện của cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước muốn tiếp tục khai hoang phục hóa ở những vùng đồng bằng có ruộng nước dọc theo duyên hải miền Trung vào tới đồng bằng châu thổ sông Mê Kông. Từ thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn tiếp tục truyền thống Nam tiến của dân tộc trong bối cảnh mới: áp lực từ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và cả Trung Quốc, sự suy yếu một cách toàn diện của hai vương quốc Champa và Chân Lạp, sự hình thành các luồng thương mại ven biển Đông Nam Á... Kết quả là các chúa Nguyễn đã từng bước xác lập quyền lực của mình không chỉ lên vùng đất còn lại của miền Trung (vùng Nam Trung Bộ từ đèo Cù Hmông đến Bình Thuận) mà cả vùng đất Nam Bộ, tiến đến hoàn chỉnh một đất nước Việt Nam rộng dài nhất trong lịch sử, để lại cho con cháu ngày nay một di sản lớn và vô cùng quan trọng đó là cương vực phía Nam kéo dài đến tận Cà Mau, Phú Quốc. Để đạt được điều này, các chúa Nguyễn đã dùng chính sách gì và thực thi các chính sách đó như thế nào trong quá trình xác lập và quản lý vùng núi miền Trung và Tây nguyên; thông qua một số nguồn sử liệu, bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/197