loading

MÉKONG - SÔNG MẸ - DÒNG SÔNG KHOAN DUNG / Phạm, Đức Dương

Tác giả : Phạm, Đức Dương

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Mô tả vật lý : 11 tr.

Chủ đề : 1. Mê Kông. 2. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Sự hợp tác phát triển tiểu vùng Mékong đang được đặt ra một cách cấp bách trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hoá nhằm khai thác và bảo vệ môi trường. Dòng sông Mékong trải dài trên 6 nước Đông Nam Á lục địa (Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam). Do đó, việc khai thác nguồn lợi sông Mékong liên quan đến lợi ích các quốc gia và khu vực, đòi hỏi các nước này phải thương lượng và điều chỉnh lợi ích, đảm bảo sự phát triển bền vững, an ninh. Để lập lại sự cân bằng với tự nhiên, bộ môn sinh thái học đóng vai trò hướng dẫn và điều tiết các hoạt động của con người sao cho phù hợp với quy luật tự nhiên đảm bảo môi trường thuận lợi cho con người sống và sáng tạo. Còn để lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên và xã hội phải chăng văn hoá phải được xem là mục tiêu, động lực phát triển và là hệ điều tiết các hoạt động của con người. Hợp tác khu vực sẽ có hiệu quả và thuận lợi nếu chúng ta biết dựa vào văn hoá bởi vì văn hoá là nền tảng tinh thần của sự hợp tác đó. Hơn thế nữa, trong chiều dài lịch sử của mình, các dân tộc sống trên đôi bờ sông Mékong (dù đó là người Trung Quốc, người Myanma, người Việt,...) đều được tiếp nhận một truyền thống lâu đời: đó là lối ứng xử độ lượng, khoan dung của cư dân Lào - Thái - chủ nhân của mô hình văn hoá lúa nước vùng thung lũng. Nét đẹp văn hoá ấy được phô bày trên lưu vực sông Mékong với cái tên thân thương: dòng sông Mẹ.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/227