loading

TRUYỀN THUYẾT VỀ PHA-NHA NHÓT-CHỌM-KHĂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH MƯỜNG XANG (MỘC CHÂU) / Vi, Trọng Liên

Tác giả : Vi, Trọng Liên

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Mô tả vật lý : 4 tr.

Chủ đề : 1. Mộc Châu. 2. Mường Xang. 3. Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm. 4. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Mường Xang là tên Thái của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay, được định vị ở 20,63 độ vĩ Bắc; 104,30-105,70 độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên là 2.025km2 . Đất lâm nghiệp chiếm 83,30.%. Đất nông nghiệp có 16,7%. Độ cao trung bình 1.100-1.300m so với mặt biển. Đỉnh Pha-Luông thuộc địa phận của xã Xuân Pha cao 1.800m. Nơi thấp nhất là khu vực Hang Miếng xã Quang Minh chỉ có 50m. Mộc Châu tiếp giáp với tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Hủa Phăn (CHDCND Lào). Toàn huyện có 25 xã, 2 thị trấn với dân số 129.462 người (theo tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1999) gồm 7 dân tộc anh em: Thái 33,55%, Kinh 30%, Mường 15,70%, Mông 14%, Dao 6,2%, Xinh Mun 0,39%, Khơ Mú 0,20% và còn lại là các dân tộc anh em khác. Về tên gọi Mường Xang, chữ Xang (Khạng) có nghĩa là sưởi, hơ. Vì là vùng lạnh quanh năm, mùa đông có nhiệt độ từ 0o C đến - 5 o C, cho nên đồng bào phải nhóm bếp, đốt lửa để sưởi và hơ bàn chân, bàn tay cho ấm "xạng tịn, xạng mư".

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/228