loading

NGƯỜI THÁI XÂY DỰNG MIỀN TÂY BẮC TRONG THỜI GIAN CUỐI THẾ KỶ XIII QUA XIV SANG ĐẦU THẾ KỶ XV / Cầm, Trọng

Tác giả : Cầm, Trọng

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Mô tả vật lý : 14 tr.

Chủ đề : 1. Dân tộcThái. 2. Tây Bắc. 3. Thế kỷ 20. 4. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Trải qua những bước thăng trầm của duyên cách, đất nước sinh ra không ai bảo đã có ngay cương thổ như bây giờ. Để phát triển và dẫn tới sự ổn định như hiện nay, chắc chắn lịch sử không phải chỉ dồn tập trung vào những công lao to lớn của các triều đại phong kiến trung ương tập quyền: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần … (X-XIV) mà còn có cả những đóng góp đa dạng không kém phần quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong nước trong sự thống nhất quốc gia,. Trong đó có sự tham gia của người Thái ở miền biên cương Tây Bắc của Tổ quốc. Ở đây, tôi muốn nói đến quãng thời gian từ cuối thế kỷ XIII qua thế kỷ XIV và bước vào đầu thế kỷ XV, thời gian mà người Thái đã tự khẳng định mình trong lịch sử Việt Nam. Họ đã từng mở rộng đường biên cương phía Tây của Tổ quốc tới mức độ tối đa, ít nhất cũng gấp gần 3 lần tổng diện tích ba tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La ngày nay. Họ đã từng xây dựng được trung tâm Mường Muổi (Thuận Châu) trong lịch sử dựng nước, gắn với tên tuổi của ba vị thủ lĩnh: Lò Lẹt - Ngu Háu, Ta Cằm, Ta Ngần. Sở dĩ có thể miêu tả được thời kỳ lịch sử đó vì người Thái ở nước ta đã sớm có chữ viết. Về lịch sử, có tập Táy Pú Xớc (những bước đường chinh chiến của cha ông), Phanh Mương (dựng mường) và Quam tô mương (kể chuyện bản mường), gồm hàng chục quyển rải rác ở nhiều địa phương khác nhau. Đây là cách ghi các sự kiện chính đã có trong đời một thủ lĩnh của mường, nhưng không ghi rõ thời gian. Để tiến tới sự hiểu biết, việc đầu tiên phải đưa các sự kiện vào thời gian lịch sử tương đối sát, có thể khả dĩ chấp nhận được.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/243