NĂM 1941 BÁC HỒ VỀ CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG / Đinh, Ngọc Viện
Tác giả : Đinh, Ngọc Viện
Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Năm xuất bản : 2015
Mô tả vật lý : 3 tr.
Chủ đề : 1. Cách mạng. 2. Cao Bằng. 3. Hồ Chí Minh. 4. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Tháng 6 năm 1941, Bác Hồ (lúc đó lấy tên là Ba), rời bến nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi đi qua năm châu bốn biển, mất hơn 20 năm học hỏi rèn luyện, khi đã nắm chắc con đường cứu nước giải phóng đồng bào, Bác mong muốn khát khao trở về Tổ quốc, nhưng chưa thành. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Người đã nói: “Hai lần tôi thử quay trở về Việt Nam nhưng phải quay trở lại. Mật thám và cảnh sát ở biên giới rất cảnh giác đặc biệt là từ khi có vụ Việt Nam quốc dân Đảng”. Thời cơ “đột nội” chưa đến với Người. Tháng 9/1935 khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Xô Viết Ilia Erenbua, Bác lại nói: “Tôi chỉ có một mong muốn là sớm trở về Tổ quốc”. Có thể nói trở về Tổ quốc luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của Người. Tháng 10/1938, Bác lại rời Matxcova, xích lại gần quê hương, tìm cơ hội về nước. Năm 1940, biến cố của chiến tranh thế giới đã tạo ra cơ hội mà Bác hằng mong đợi, đó là sự kiện nước Pháp đầu hàng phát xít Đức. Cơ hội xuất hiện một cách khách quan nhưng quan trọng hơn là nhận biết cơ hội và lợi dụng cơ hội đó như thế nào? Đây là thời cơ mà Bác đã mong đợi từ lâu. Người khẳng định: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam, ta phải tranh thủ tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ, chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Nhưng việc lựa chọn địa điểm, tức chỗ đứng chân trong nước là hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định toàn bộ sự phát triển về sau của cách mạng. Ý tưởng về chỗ đứng chân, về căn cứ địa cách mạng đã xuất hiện khá sớm trong lí luận cách mạng của Bác. Trong tác phẩm “Công tác quân sự của Đảng trong nông dân” (1982) Người đã chỉ rõ “Việc tuyên truyền cách mạng phải được tiến hành trong tất cả các vùng nông thôn nhưng phải tập trung chủ yếu vào một tỉnh hoặc một vài tỉnh đặc biệt |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/248 |