Lắng Đọng Trầm Tích Trong Các Đầm Phá: Tam Giang - Cầu Hai, Thị Nại và Nại ở Ven Bờ Miền Trung Việt Nam / Phan, Sơn Hải
Tác giả : Phan, Sơn Hải
Nhà xuất bản : H.: ĐHQGHN
Năm xuất bản : 2015
Chủ đề : 1. 210Pb. 2. Đầm phá. 3. Lắng đọng trầm tích. 4. Miền Trung Việt Nam. 5. Trầm tích. 6. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Lắng đọng trầm tích có ý nghĩa quan trọng với quá trình phát triển đầm phá ven bờ, sự tồn tại lâu dài hay suy tàn nhanh của đầm phá phụ thuộc vào các hoạt động tự nhiên và nhân sinh, lắng đọng trầm tích làm ảnh hưởng hàng loạt quá trình diễn thế sinh thái trong đầm phá. Bằng phân tích đồng vị phóng xạ 210Pb, 226Ra và mô hình tính tuổi CRS trong cột khoan đã theo dõi quá trình lắng đọng trầm tích trong 3 đầm phá ở ven biển miền Trung trong khoảng 150 năm trở lại đây. Tốc độ lắng đọng trầm tích dao động từ 0,11 - 0,30 cm/năm ở đầm Tam Giang – Cầu Hai, 0,08 - 0,72 cm/năm ở đầm Thị Nại và 0,39 - 3,44 cm/năm ở đầm Nại. So sánh tốc độ lắng đọng trầm tích của đầm Nại với các đầm phá miền Trung Việt Nam thì ở đầm Nại là lớn nhất, tốc độ lắng đọng trầm tích lớn sẽ làm nông hóa đầm phá và giảm đi những giá trị đa dạng sinh học và gây suy tàn nhanh đầm phá. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Đại học quốc gia Hà Nội |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/4483 |