loading

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DÂN TỘC TÀY - THÁI CỔ VÀO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN MINH ĐÔNG SƠN / Hoàng, Lương

Tác giả : Hoàng, Lương

Nhà xuất bản : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Năm xuất bản : 2015

Chủ đề : 1. Dân tộc Tày. 2. Dân tộc Thái. 3. Văn minh Đông Sơn. 4. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Từ của sông trở về với ngọn nguồn, đi tìm sự lắng đọng của văn hoá thời sơ sử trong các nền văn hoá hiện đại. Để từ đó tìm ra mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, giữa tiềm thức và sự hiện hành qua lớp bụi thời gian. Tiến trình lịch sử ấy đã diễn ra như thế nào, điều đó còn cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Song, vơí những nguồn tư liệu có trong tay hiện nay, đã có thể nói răng: "Khi các bộ lạc vùng lưu vực sông Hồng tiến từ văn hoá Phùng Nguyên đến văn hoá Gò Mun thì các bộ lạc xung quanh còn đi theo những con đường phát triển văn hoá riêng của minh. Nhưng, những con đường đó đã dần dần hướng về một quĩ đạo chung, do sức hút của văn hoá sông Hông. Cho đến khi văn hoá Đông Sơn phát triển thì có thể nói là đa phần các bộ lạc cổ trên dất miền Bắc Việt Nam ngày nay đã đi cùng một quĩ đạo văn hoá"1. Từ quĩ đạo chung ấy, trong quá trình phát triển của mình, mỗi tộc người (lúc đầu có thể là những bộ lạc) đã mang những đặc trưng văn hoá riêng của mình, trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Trong quá trình đó có các bộ lạc Tày - Thái cổ - một trong những chủ nhân quan trọng của nền văn hoá lúa nước ở nước ta thời kì đó. Thời kì bắt dầu dựng nước của các vua Hùng.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/280