loading

Quá trình cố định nitơ trong rừng ngập mặn Cần Giờ và các vi sinh vật tham gia / Đinh Thúy, Hằng

Tác giả : Đinh Thúy, Hằng

Năm xuất bản : 2015

Chủ đề : 1. Cố định nitơ. 2. Rừng ngập mặn. 3. Vi khuẩn kỵ khí. 4. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Trầm tích trong rừng ngập mặn thường bị hạn chế về nitơ và phosphor. Nitơ ở dạng khí hoà tan là nguồn dự trữ lớn tại vùng sinh thái này, do vậy các vi sinh vật cố định nitơ có vai trò vô cùng quan trọng ở đây. Tại rừng ngập mặn Cần Giờ chúng tôi đã xác định được hàm lượng nitơ tổng số cao nhất ở 2-3 cm bề mặt trầm tích (342 nmol.kg1) và giảm dần theo độ sâu, thể hiện sự đóng góp của nitơ rửa trôi từ đất liền đối với trầm tích bề mặt và vai trò của vi sinh vật cố định nitơ bản địa trong việc duy trì nguồn nitơ ở lớp trầm tích dưới bề mặt. Thông qua phương pháp khử acetylene, nitrogenase được xác định hầu như không có hoạt tính ở trầm tích bề mặt mà tập trung chủ yếu ở độ sâu dưới 5 cm, là nơi có môi trường thiếu ôxy. Phân tích thư viện gen nifH mã hoá cho dinitrogenase reductase của phức hợp nitrogenase cho phép xác định mức độ đa dạng cao của vi sinh vật cố định nitơ ở cả lớp trầm tích bề mặt và lớp trầm tích sâu dưới 5 cm, trong đó các nhóm vi khuẩn kỵ khí như Desulfovibrio hay Geobacter chiếm ưu thế. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt của quần thể vi sinh vật cố định nitơ ở rừng ngập mặn so với các vùng rễ lúa hay các cây họ đậu, nơi có các loài hiếu khí (Rhizobium, Agrobacter …) chiếm ưu thế.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/295