
Đánh giá, phân tích và so sánh hiệu suất của hai bộ mã hóa video H.265 và H.264 / Trần, Duy Xuyên; Lê, Vũ Hà
Tác giả : Trần, Duy Xuyên; Lê, Vũ Hà
Nhà xuất bản : Đại học Công nghệ
Năm xuất bản : 2016
Mô tả vật lý : 58 p.
Chủ đề : 1. Bộ mã hóa video. 2. Kỹ thuật điện tử.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Về cơ bản, H.265 là một bản nâng cấp của H.264/AVC. Nhờ có H.265, những video có độ phân giải cao (FullHD, UltraHD, 4K, 8K...) đã có thể được mã hoá và truyền đi thông qua hệ thống Internet. Những video được mã hoá bằng H.265 có dung lượng thấp hơn một nửa so với sử dụng H.264/AVC. Mặc dù, HEVC là bản cái tiến, nhưng cấu trúc dữ liệu của nó đã được thay đổi rất nhiều để đáp ứng cho những giải pháp, giải thuật mới, đặc biệt là kích cỡ tối đa của một block trong ảnh tăng từ 16x16 lên tới 64x64, và trong quá trình mã hoá giờ đây đã có thể thực hiện song song (giảm bớt thời gian mã hoá). Những giải thuật được áp dụng trong HEVC đã có những thay đổi đáng kể so với H.264/AVC. Về cấu trúc dữ liệu, HEVC vẫn chia một bức ảnh thanh nhiều block (đơn vị mã hoá), điểm khác biệt với bản mã hoá trước là tuỳ với mục đích sử dụng khác nhau mà những block có đặc điểm khác nhau, được chia nhỏ hơn, ví dụ, coding blocks và coding units sử dụng cho intra prediction, prediction blocks và prediction units sử dụng cho inter prediction, transform blocks và transform units sử dụng trong transformation và lượng tử hoá... Trong khi đó, tất cả các quá trình mã hoá của H.264/AVC, những block đều có cấu trúc giống nhau, được gọi là macroblock. Điểm mạnh nhất của block trong HEVC đó là kích cỡ tối đa của nó đã tăng một cách đáng kể từ 16x16 (H.264/AVC) thành 64x64. Điều này đặc biệt có lợi trong mã hoá, các block có thể chia linh hoạt hơn dựa vào độ phức tạp của ảnh. Trong intra prediction, số hướng được sử dụng tăng từ 8 lên 35 hướng. Cùng với kích cỡ block lớn, ảnh dự đoán sẽ càng giống với ảnh gốc, giảm đáng kể dung lượng data cần truyền tới bộ giải mã. Tuy nhiên, với số hướng tăng lên, lượng tính toán của giải thuật intra prediction cũng từ đó phức tạp hơn nhiều so với H.264/AVC. Đối với inter prediction, HEVC sử dụng một phương pháp dự doán vector chuyển động mới (AMVP - Advance motion vector prediction) linh hoạt hơn. Ngoài ra, những inter prediction blocks liền kề nhau có thể kết hợp, ghép với nhau nếu thông tin dự đoán là giống nhau, tiếp tục giúp cho lượng data truyền tới bộ giải mã giảm hơn nữa. Độ phức tạp của HEVC cao hơn rất nhiều so với H.264/AVC. Thời gian mã hoá lâu hơn, tuy nhiên, nhờ áp dụng xử lý song song nên thời gian mã hoá đã được giảm đáng kể. HEVC là bộ mã hoá video đầu tiên áp dụng kỹ thuật song song. Hiện nay, HEVC đang sử dụng hai kỹ thuật song song, được gọi là tile và WPP (wave-front parallel processing). Mỗi loại đều có những điểm mạnh, yếu riêng và chỉ được chọn một kỹ thuật trong mỗi lần mã hoá. Trên đây là tóm tắt kết quả thu được của trong quá trình làm luận văn. Ngoài việc phân tích sự khác nhau của 2 hệ thống, một số giải thuật cải tiến intra prediction cũng được đưa ra. Hướng nghiên cứu tiếp theo của khoá luận này sẽ được phát triển theo hướng tập trung vào intra prediction. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
![]() |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/41535 |