loading

Murray Hiebert

Mountains of dust // Far Eastern Economic Review. - 23/4/1992. - Tr.27

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Tái định cư những nông dân làm rẫy đi đến đâu cũng chặt và đốt rừng, đã là rường cột trong chính sách của Hà Nội đối với dân tộc thiểu số nhằm cứu vãn diện tích rừng đang suy giảm. Kể từ 1968, 1,9 triệu trong số 2,8 triệu dân trồng rẫy không ở yên một chỗ đã được tái định cư. Những chương trình tái định cư có kết quả giới hạn. Dân tái định cư tại các xã cố định vẫn chặt cây đốt rừng để canh tác, nhà nước thiếu tiền để làm thủy lợi, đường xá và trường học nên dân thiểu số lại bỏ đi. Dân vùng cao nguyên gia tăng nhanh đến mức độ miền đồng bằng không có đủ đất chứa họ nữa. Năm 1944, 40% diện tích Việt nam là rừng, vào đầu thập niên 80 chỉ còn 24% diện tích là rừng. Nạn phá rừng đã tạo ra 9,7 triệu hécta đất khô cằn ở các đồi trọc Bắc Việt Nam có thể bị đe dọa bởi thiên tai. Hai trận lũ lụt năm ngoái tại Sơn La và Lai Châu là do phá rừng. Tháng Giêng qua Hà Nội ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ cây tươi, cả gỗ xẻ.Nhưng một phóng viên tới Gia Lai trong tháng 3 đã chứng kiến đếm được, trong 2 giờ đồng hồ, có 63 xe tải chở đầy gỗ tươi đi từ Pleiku đến Cảng Qui Nhơn. Giới chức ở Hà Nội e ngại rằng các giới chức địa phương và các công ty khai thác gỗ có nhiều cách tránh né lệnh cấm. Nỗ lực tái trồng rừng cũng chỉ có kết quả giới hạn. Trong 10 năm qua Lào Cai trồng được 20 ngàn hécta rừng nhưng chỉ 6.000 ha sống còn.
4 năm qua Hà Nội đưa ra kế hoạch phân phối 1/3 diện tích 19 triệu hécta rừng cho từng gia đình dân chia thành những lô 35-50 hécta. Việc này nhằm khuyến khích chăm sóc và bảo vệ rừng còn lại

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/429629?siteid=2