loading

China police quell 2d day of protects in Tibetan capital // International Herald Tribune. - 26/05/1993. - Tr. 5

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Hôm qua là ngày thứ 2 liên tiếp cảnh sát Trung Quốc bắn hơi cay mắt vào các người biểu tình ở Tây Tạng. Cuộc biểu tình hôm qua có qui mô nhỏ hơn hôm thứ 2 (24.5) khi có đến 1000 người Tây Tạng diễu hành trên trường phố phản đối giá cả tăng và chính quyền Trung. Một số người biểu tình đã ném đá các tòa nhà chính phủ và cửa hiện của người Hoa. Nhà cầm quyền tỏ ra kiềm chế trong việc đối xử với người biểu tình. Lhasa đã yên tỉnh và cuối ngày 25.5 các chuyến bay đến và đi vẫn được tiến hành, nhưng một phần thành phố đã bị đóng cửa. Xáo trộn ở Tây Tạng thể hiện các vấn đề nhân quyền ở vùng núi nón xa xôi này trong khi Trung Quốc cần đến một hình ảnh tốt đẹp. Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm về Tây Tạng vì các quan chức Trung Quốc đầu tuần trước đã dự đoán sẽ có gì đó xảy ra vào lúc này. Trung Quốc nói họ có chủ quyền đối với khu vực này từ thế kỷ 13. Từ khi lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải lưu vong sau cuộc nỗi dậy thành bại 1959. Các sư sải đạo Phật đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền Trung Quốc. Các cuộc biểu tình đã nổ ra một ngày sau khi Trung Quốc kỷ niệm 42 năm kiểm soát Tây Tạng. Biểu tình đã hiệp theo cuộc đi thăm một tuần vùng này bởi một toán các nhà ngoại giao châu Âu. cuộc đi thăm đã bị hỏng bởi các tin của các nhóm nhân quyền nói trên 100 người Tây Tạng đã bị bắt trước khi các đại sứ châu Âu tới. Bộ ngoại giao Trung Quốc cho các tin tức nói trên là hoàn toàn dựng đứng, nhưng công nhận có 3 người Tây Tạng đã bị giữ trong thời gian đi thăm của các đại sứ. MỘt người đã được thả trong ngày. Người phát ngôn của Bộ nói 2 người kia bị giữ vì họ đã đánh cắp bí mật nhà nước và từ lâu tham gia các hoạt động chia rẻ trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/434645?siteid=2