Nhật ký thanh niên xung phong Trường Sơn 1965-1969 / Trần Văn Thùy ; Lại Nguyên Ân chú thích, giới thiệu
Tác giả : Trần Văn Thùy ; Lại Nguyên Ân chú thích, giới thiệu
Nhà xuất bản : Văn hóa - Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản : 2019
Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh
Mô tả vật lý : 411 tr. : tranh ảnh, chân dung ; 21 cm
ISBN : 9786046853220
Số phân loại : 959.7043
Chủ đề : 1. Thanh niên xung phong -- Lịch sử. 2. Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975. 3. Đường Hồ Chí Minh -- Lịch sử.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Bản thân sự làm việc và suy nghĩ của nhân vật chính – Người ghi nhật ký – đã cho thấy con đường đúng đắn mà anh đã trải qua để vươn lên trong cuộc sống. Anh ra trận không phải với cảm giác hoan hỉ phấn chấn mà ngược lại, với một số mặc cảm thua thiệt thậm chí khá nặng nề, nhưng anh hiểu con đường duy nhất của mình là cống hiến sức lực của tuổi trẻ cho công việc chung, và bằng sự cống hiến ấy có thể tìm lại sự đền đáp công bằng hơn của xã hội đối với bản thân mình. Trong đời sống lao động cực nhọc, nguy hiểm, đầy vất vả gian lao, đầy những thiếu thốn về điều kiện vật chất, anh và đồng đội phần đông vẫn giữ được sự cân bằng về tinh thần; riêng anh, một Người ham chuộng văn học, giữa bom đạn và lao động mệt nhọc vẫn duy trì được thói quen đọc sách, trên trang nhật ký vẫn sống với các nhân vật văn học, vẫn không ngừng tìm kiếm thông tin, tìm kiếm hiểu biết về văn học qua trao đổi thư từ với bè bạn ở hậu phương, vẫn duy trì nếp sống tinh thần với các hoạt động ca hát, làm hội diễn, làm thơ, dựng kịch… Những con người lao động hết mình đảm bảo sự thông suốt của con đường ra trận vẫn đồng thời là những con người có lý tưởng, luôn luôn hướng về tương lai của mình ở cuộc sống sau chiến tranh, luôn hy vọng về cuộc sống ấy với những sắc màu tươi sáng hơn, đáng mong ước hơn… Có thể nói, họ sống được qua cuộc chiến tranh ác liệt, một phần đáng kể là vì suốt thời gian đó họ đã tự chứng tỏ là những người sống một cách có niềm tin, có lý tưởng Với tư cách là ghi chép của người trong cuộc, các trang nhật ký của anh đã ghi lại được một phần đáng kể cái diện mạo cuộc sống “ngày thường” của những thanh niên xung phong tại tuyến lửa: làm đường, sửa đường, duy trì cuộc sống của mình và đồng đội giữa nơi rừng già nhiều thiếu thốn, nhiều hiểm họa, trước hết là hiểm họa bom đạn từ máy bay địch đánh phá con đường. Cặp mắt và con tim chàng học trò lần đầu vào chiến trường, lần đầu đối mặt với mọi thử thách, mọi tai họa… đã để lại trên các ghi chép những ấn tượng mạnh về nhiều thứ, từ sự thương vong của đồng đội, sự tiếp xúc với cái chết, với tử thi, đến những cái lạ, những vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Lao động tập thể, cuộc sống tập thể cưu mang chăm sóc lẫn nhau của các đội viên thanh niên xung phong, đã được ghi lại ở phần lớn các trang viết, trong đó có những trường đoạn rất cảm động |
Thông tin dữ liệu nguồn