loading

Lồng Ghép Cách Tiếp Cận Thích Ứng Dựa Vào Hệ Sinh Thái Trong Các Chính Sách Và Chiến Lược Về Biến Đổi Khí Hậu / Kim, Thị Thúy Ngọc

Tác giả : Kim, Thị Thúy Ngọc

Nhà xuất bản : Đại học Quốc Gia Hà Nội

Năm xuất bản : 2012

Chủ đề : 1. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cộng đồng lớn dân cư, đe dọa việc đạt được các mục tiêu phát triển. Nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đồng thời, các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được xác định trong các ngành/lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên nước, thiên tai, v.v... Bên cạnh đó, thể chế liên quan đến BĐKH đã đang từng bước được hoàn thiện với việc thành lập Ủy ban Quốc gia về BĐKH, Ban Chỉ đạo Quốc gia về BĐKH. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approaches to Adaptation – EbA) là sử dụng ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để giúp con người thích ứng được với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của EbA là để tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể, như: quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn, v.v... để duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các dịch vụ/lợi ích mà hệ sinh thái mang lại. Bài viết sẽ xem xét cách tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái, từ đó đưa ra các khuyến nghị và đề xuất về lồng ghép EbA vào các chính sách và chiến lược về BĐKH ở Việt Nam.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10204