loading

BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM LƯỢNG GIÁ RỪNG NGẬP MẶN VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH MỞ RỘNG CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH / Nguyễn, Thị Phương Loan

Tác giả : Nguyễn, Thị Phương Loan

Nhà xuất bản : NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Năm xuất bản : 2011

Chủ đề : 1. Nghĩa Hưng. 2. Rừng ngập mặn. 3. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Huyện Nghĩa Hưng nằm ở rìa phía Tây Nam của tỉnh Nam Định, với ba mặt giáp sông là sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy, phía Nam và Đông Nam giáp biển với 14 km đê biển nằm giữa cửa Đáy và cửa Lạch Giang (Hình 1.1). Diện tích tự nhiên của huyện theo niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2006 là 20.785 ha. Vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng thủy sản nước lợ. Nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp từ hai con sông Đáy và Ninh Cơ. Thủy triều trong khu vực thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình khoảng 1,5-1,8 m, lớn nhất là 3,5 m và nhỏ nhất là 0,25 m. Triều quan sát được tại hai trạm Phú Lê và Như Tân có các đặc trưng như sau: đỉnh triều cao nhất gặp vào tháng 7, đạt độ cao 2,6-2,7 m và chân triều đạt độ cao tại trạm Như Tân từ (-)0,59 m đến 0,1 m và tại trạm Phú Lê từ (-)1,1 m đến (-)0,5 m (Lê Diên Dực, 2004). Theo Phan Nguyên Hồng (2008), chế độ nhật triều không cho phép cây ngập mặn sinh trưởng nhanh, vì thời gian bán ngập dài, do vậy các cây ngập mặn ở đây thường có độ cao khi trưởng thành và sinh khối rừng đều nhỏ hơn so với vùng có chế độ bán nhật triều. Dao động mực triều vùng nghiên cứu thuận lợi cho việc lấy nước tự chảy vào đầm nuôi ở hầu hết các đầm nuôi nước lợ trong vụ nuôi. Trong chiến lược phát triển của mình, huyện Nghĩa Hưng đã chọn ưu tiên phát triển kinh tế biển và tập trung đầu tư mũi nhọn vào nuôi tôm sú. Hàng loạt dự án thủy lợi mở rộng vùng nuôi đã được triển khai để phục vụ cho mục tiêu trọng tâm này, bao gồm: Trại tôm giống Đông Cửa Đáy, có vốn đầu tư là 3,2 tỷ đồng theo Quyết định 269/2001/QĐ-UB; chuyển đổi đất lúa sang nuôi tôm tại Nông trường Rạng Đông 120 ha theo Quyết định 2708/2001/QĐ-UB, với vốn đầu tư là 14,3 tỷ đồng, tại xã Nam Điền theo Quyết định 1781/2001/QĐ-UB với vốn đầu tư là 14,774 tỷ đồng; cải tạo thủy lợi vùng Đông Nam Điền 400 ha với vốn đầu tư là 25,5 tỷ đồng theo Quyết định 2995/2001/QĐ-UB (Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển kinh tế biển tỉnh Nam Định, 2002). Các dự án trên đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2003, trừ Dự án ở xã Nam Điền. Các vùng nuôi tập trung đều có hệ thống thủy nông hoàn chỉnh, cung cấp nước mặn và nước ngọt đáp ứng nhu cầu vùng nuôi. Các đầm nuôi trong khu vực Đông Nam Điền được quy hoạch và thiết kế xây dựng để nuôi theo mô hình thâm canh

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10260