HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU / Đặng Huy Huỳnh
Tác giả : Đặng Huy Huỳnh
Nhà xuất bản : NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Năm xuất bản : 2011
Chủ đề : 1. Biến đổi khí hậu. 2. Hệ sinh thái. 3. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Đất ngập nước (ĐNN) ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố trên tất cả 8 vùng sinh thái của Việt Nam. Trong đó, hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất. ĐNN trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng không những đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, mà còn có vị trí chức năng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí, phục vụ đời sống xã hội hiện tại và tương lai. Là vùng có tiềm năng lớn để sản xuất và cung cấp các nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, ĐNN của Việt Nam cũng là vùng có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, trong đó có nguồn tài nguyên động vật hoang dã (ĐVHD) là các loài động vật có xương sống (cá, ếch nhái, bò sát, thú) và hàng vạn loài động vật không xương sống, được tích lũy trong các hệ sinh thái ĐNN. Trong báo cáo này, tác giả chỉ đề cập đến hiện trạng quản lý và bảo tồn một số nhóm loài động vật có xương sống mang tính nhạy cảm, đồng thời có thể coi là các loài động vật chỉ thị cho chất lượng rừng, chất lượng ổ sinh thái bị biến đổi, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Viện Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10285 |