loading

ĐẬP THỦY ĐIỆN – NHÂN TỐ LÀM TRẦM TRỌNG THÊM TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU / Hàn, Tuyết Mai

Tác giả : Hàn, Tuyết Mai

Năm xuất bản : 2011

Chủ đề : 1. Biến đổi khí hậu. 2. Đập thủy điện. 3. Conference Paper.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa được đưa ra trong Công ước Khung của Liên Hợp Quốc, “là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học, gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý, hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (VISTA, 2008). Biến đổi khí hậu được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (Bộ TN&MT, 2008), là một trong số năm quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất. Dự báo được đưa ra trong tài liệu này là nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó, 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như toàn bộ, khoảng 10% dân số sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Nếu mực nước biển dâng 3 m, sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất GDP lên đến 25%. Tác động của BĐKH ngày càng trở nên phức tạp và khó đoán. Theo dự báo, BÐKH sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam có mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Ðường đi của bão dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa giảm trong mùa khô (tháng 7 và 8) và tăng trong mùa mưa (tháng 4 và 11). Mưa lớn thường xuyên hơn, gây lũ lớn và nhiều hơn ở miền Trung và miền Nam (Vân Anh, 2009). Gần đây nhất, chỉ trong vòng vài tháng, hầu hết các tỉnh ven biển miền Trung đã phải liên tục hứng chịu các trận bão lớn và lũ lụt trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Gây ra tình trạng này, ngoài các nguyên nhân tự nhiên, con người cũng chính là tác nhân làm trầm trọng thêm tác động của biến đổi khí hậu, do các hoạt động kinh tế gắn với khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý, như Phạm Duy Hiến, chuyên gia môi trường đã khẳng định tại buổi tọa đàm “Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu: Nỗi sợ và hy vọng” tại TP. Hồ Chí Minh ngày 20/4/2008: “Nguyên nhân chính dẫn đến khí hậu toàn cầu bị biến đổi như hiện nay chính là do tác động của con người đối với môi trường tự nhiên”

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10287