ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH RADAR TRONG XÁC ĐỊNH SINH KHỐI RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH / Phạm Văn Cự
Tác giả : Phạm Văn Cự
Nhà xuất bản : NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Năm xuất bản : 2011
Chủ đề : 1. Nam Định. 2. Rừng ngập mặn. 3. Article.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến môi trường sống của con người trên toàn thế giới và theo dự báo, Việt Nam là một trong các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất (Cronin, 2004; Drezet và Quegan, 2007). Rừng là nguồn lưu giữ và tiêu thụ lượng cacbon trong tự nhiên. Để giám sát rừng, ngoài việc lập bản đồ hiện trạng phân bố rừng, thì việc tính toán sinh khối rừng là hết sức quan trọng. Sinh khối rừng cho biết cả về diện tích và trữ lượng rừng. Kết quả tính sinh khối rừng chính xác sẽ là một tham số quan trọng trong việc đưa ra các phương án nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu (Iverson và cs., 1994). Rừng ngập mặn ở Việt Nam có khoảng hơn 50 loài cây (Phan Nguyên Hồng, 1991), phân bố không giống nhau ở các khu vực ven biển và tuy đã bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, nhưng vẫn có vai trò quan trọng ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc kiểm kê rừng ở nước ta nói chung và rừng ngập mặn nói riêng chủ yếu dựa trên dữ liệu ảnh quang học và các ô tiêu chuẩn trên thực địa. Việc phân loại dựa trên ảnh quang học chỉ giúp phân biệt khu vực có rừng và không có rừng, còn thông tin chính xác về chất lượng và số lượng rừng thì phải căn cứ vào sinh khối rừng (Cronin, 2004). Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm tán xạ và phân cực của ảnh Radar băng C và khả năng ứng dụng dữ liệu ảnh Radar băng C và số liệu thực địa để tính sinh khối rừng ngập mặn khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Viện Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10288 |