Đại học - Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới từ Trung cổ đến hiện đại / Nguyễn Xuân Xanh
Tác giả : Nguyễn Xuân Xanh
Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản : 2020
Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh
Mô tả vật lý : 557 tr. : minh họa ; 23 cm
ISBN : 9786045897614
Số phân loại : 378
Chủ đề : 1. Giáo dục đại học. 2. Giáo dục đại học -- Lịch sử. 3. Giáo dục đại học -- Lịch sử -- Thế kỷ 12. 4. Giáo dục đại học -- Lịch sử -- Thế kỷ 19.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Đại học là một định chế giáo dục cao đã đồng hành bền vững với nhân loại chín thế kỷ qua, ngày càng phát triển và không ngừng được nâng cấp theo yêu cầu của thời đại. Nó có một lịch sử vô cùng phong phú và ý nghĩa đối với sự phát triển khoa học của thế giới, cũng như sự tồn vong của các quốc gia. Đại học, cũng như nhà thờ lớn (cathedral) và quốc hội, là sản phẩm của thời Trung cổ. Người Hy Lạp hay La Mã, không có đại học, mặc dù nền học thuật của họ rất cao. Nhưng học thuật của họ không được định chế hóa. Socrates, một người thầy vĩ đại, không hề có bằng cấp. Nếu một sinh viên theo học ông sau một hai năm và đòi bằng cấp, thì chắc chắn không có đâu. Chỉ có đại học Trung cổ mới có những thứ đó Lịch sử của đại học, như chúng ta biết hôm nay, có thể được đánh dấu bởi hai thời điểm có tính cách mạng: thế kỷ 12 thời Trung cổ trung kỳ lúc đại học được khai sinh ở châu Âu, và thế kỷ thứ 19 lúc mô hình đại học mới Berlin ra đời. Cả hai loại đại học đều là những đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng quyết định lên dòng chảy của lịch sử. Nếu đại học Trung cổ thắp lên ánh sáng từ ngọn lửa khoa học Hy Lạp cổ đại cho một bình minh trí tuệ của nhân loại, thì đại học Berlin thổi bùng lên ngọn lửa của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, cháy rực rỡ trên khắp thế giới. Thế kỷ 12 là giai đoạn Khai sáng trước Khai sáng của thế kỷ 18, là Phục Hưng trước thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 15. Trong khi Phục Hưng sau xoay quanh trục văn chương và nghệ thuật là chính, thì Phục Hưng trước xoay quanh triết học và khoa học. Nó tạo ra bệ phóng cho sự phát triển khoa học của các giai đoạn sau, và là dấu ấn không nhầm lẫn của phương Tây mà không nền văn minh nào khác có được. Nếu đại học Trung cổ sau ba thế kỷ phủ kín châu Âu, thì đại học nghiên cứu Đức sau một thế kỷ đã làm công việc đó trên phạm vi thế giới. Từ sau Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ là người được truyền lại ngọn đuốc đại học nghiên cứu và thắp sáng hơn bao giờ hết |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM |
VV 2669/2020, VV 2670/2020, VV 2840/2019, VV 2841/2019 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/629181?siteid=2 |