Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam . T.1 / Maurice Durand ; Nguyễn Thị Hiệp ... [và nh.ng. khác] dịch và giới thiệu ; Olivier Tessier biên soạn
Tác giả : Maurice Durand ; Nguyễn Thị Hiệp ... [và nh.ng. khác] dịch và giới thiệu ; Olivier Tessier biên soạn
Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản : 2019
Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh
Mô tả vật lý : 325 tr. : tranh ảnh ; 28 cm
ISBN : 978-604-58-9882-6
Số phân loại : 201.4309597
Chủ đề : 1. Lễ hội và nghi thức -- Việt Nam. 2. Lên đồng (Nghi thức). 3. Nữ thần Việt Nam. 4. Thánh mẫu -- Việt Nam. 5. Việt Nam -- Đời sống tôn giáo và phong tục.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Công trình của Maurice Durand được Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ấn hành vào năm 1959 và đây là lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt. Cuốn sách bao gồm phần nghiên cứu, phân tích, mô tả các hoạt động hầu đồng, điện thờ, trang phục của các thanh đồng Việt Nam những năm 40 - 50 của thế kỷ XX. Tuy ngắn gọn, giản đơn nhưng khá đầy đủ về hoạt động này trong một thời kỳ lịch sử chứng kiến khá nhiều biến động về chính trị. Tác giả miêu tả hiện tượng lên đồng bằng con mắt của người ngoài cuộc, khách quan, không định kiến. Thậm chí tác giả còn đưa quan điểm của một người Việt, cụ thể là Nhất Lang, về hiện tượng lên đồng để làm nền cho bối cảnh. Dưới con mắt của Nhất Lang, dù thái độ của ông có phần bao dung và hài hước, đối với việc tham gia hầu đồng của vợ, thì nó vẫn phản ánh cái nhìn chung của người Việt Nam, đặc biệt là các bậc trí giả thời kỳ đó. Hiện tượng này bị coi là ngoài lề, vớ vẩn, là phương tiện giải trí của các bà rảnh rỗi, không đáng để khoa học nghiêm túc phải bận tâm… Tuy nhiên, Maurice Durand lại rất thích thú quan sát và khảo cứu một cách nghiêm túc theo quan điểm của nhân học phương Tây hiện đại. Ông đi từng ngõ làng góc phố, nơi đâu có điện thờ là ông tới quan sát, tham dự các buổi hầu đồng, đi đến những đền thờ Mẫu vào ngày lễ hội, sưu tầm các bài văn chầu bằng chữ Nôm, quốc ngữ sử dụng trong các buổi hầu đồng. Đặc biệt vào thời điểm đó, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp có một đội ngũ họa sĩ, thợ chụp hình tháp tùng hỗ trợ các nhà nghiên cứu. Nhờ đó, khá nhiều tranh vẽ được lưu lại với màu sắc ấn tượng, đặc biệt là tranh vẽ về trang phục, giày dép, đồ vàng mã… được sử dụng trong các nghi lễ hầu đồng, trong điện thờ Mẫu ở Hà Nội và các vùng lân cận. Đặc biệt, một số lượng lớn ảnh liệu đen trắng được chụp qua các buổi hầu đồng, các giá đồng ở điện thờ tại nhà riêng, những hình ảnh về đền Ghềnh, lễ hội đền Ghềnh những năm 45 - 55 của thế kỷ XX. Những công việc âm thầm qua năm tháng đã cho ra đời cuốn Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam ghi lại những nghi thức nhập môn hầu đồng sơ khai, hoạt động hầu đồng lặng lẽ dưới vỏ bọc ồn ào đầy biến động của thủ đô vào thời kỳ chuyển giao giữa thế kỷ Từ những năm sau đổi mới, hoạt động hầu đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu được đẩy mạnh cùng với các nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào vấn đề này và coi đó là một hiện tượng nhân học nghiêm túc. Cho tới tận năm 2016, khi tín ngưỡng này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam mới thực sự được tôn vinh và được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM |
VV 621/2020, VV 622/2020, VV 798/2020, VV 799/2020 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/665712?siteid=2 |