loading

Giáo trình triết học phương Tây hiện đại / Đinh Ngọc Thạch ... [và nh.ng. khác] chủ biên

Tác giả : Đinh Ngọc Thạch ... [và nh.ng. khác] chủ biên

Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh

Năm xuất bản : 2019

Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh

Mô tả vật lý : 519 tr. : bảng ; 24 cm

ISBN : 978-604-58-9398-2

Số phân loại : 190

Chủ đề : 1. Triết học hiện đại -- Giáo trình. 2. Triết học Phương Tây -- Giáo trình.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Ngoài Lời giới thiệu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Giáo trình được triển khai thành 5 chương: Chương 1 – Khuynh hướng phi duy lý–nhân bản trong triết học phương Tây thế kỷ XX; Chương 2 – Khuynh hướng thực chứng–khoa học trong triết học phương Tây thế kỷ XX; Chương 3 – Khuynh hướng chính trị–xã hội trong triết học phương Tây thế kỷ XX; Chương 4 – Khuynh hướng tôn giáo trong triết học phương Tây thế kỷ XX; Chương 5 – Những tìm tòi mới trong triết học phương Tây từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay và xu hướng vận động của nó Triết học phương Tây hiện đại (hiểu theo nghĩa ngoài mácxít) là sự phát triển tư tưởng triết học phương Tây trong điều kiện mới, theo tinh thần mới, tinh thần “phi cổ điển”, rà soát lại những vấn đề truyền thống, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại. Quá trình này diễn ra cùng với xu thế phi cổ điển hóa trong văn hóa châu Âu, thông qua văn chương, nghệ thuật, âm nhạc và các hoạt động sáng tạo khác, phản ánh sự tái bố trí lực lượng chính trị–xã hội tại châu Âu, được nhen nhóm ngay từ thời Phục hưng (thế kỷ XIV–XVI), được tiếp sức bởi các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước kiểu mới tại một số nước Tây Âu, thay thế chế độ quân chủ phong kiến ngự trị hàng ngàn năm Triết học phương Tây hiện đại, xét nội dung và phương pháp, đã vượt qua triết học cổ điển trong hệ thống các vấn đề triết học, trong những nguyên tắc “siêu hình học” truyền thống, có lịch sử hàng ngàn năm. Lưu Phóng Đồng chỉ ra bốn điểm của triết học hiện đại vượt qua triết học cận đại: thứ nhất, đa số các trường phái hiện đại đều từ bỏ việc xây dựng một hệ thống triết học bao trùm hết thảy; thứ hai, từ bỏ khuynh hướng phân lập nhị nguyên như cơ sở nhận thức luận cận đại; thứ ba, “công khai thách thức khuynh hướng lý tính vạn năng và lý tính độc đoán” của triết học truyền thống; thứ tư, các trào lưu triết học nhân bản hiện đại “phản đối việc đối tượng hóa con người, đòi phục hồi tồn tại hiện thực của con người, nhận thức lại giá trị và ý nghĩa tồn tại của con người” . Việc trình bày chất liệu lịch sử–triết học trở nên phức tạp do thiếu một thể nền bền vững và một cột mốc chỉ dẫn do hiện diện quá nhiều trường phái, trào lưu, khuynh hướng, mà việc liệt kê đủ số lượng của chúng là không thể, nếu không nói là vô vọng

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM VV 2042/2020, VV 2043/2020
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/689517?siteid=2