Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa – Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo / Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu
Tác giả : Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu
Nhà xuất bản : Văn hóa - Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản : 2020
Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh
Mô tả vật lý : 390 tr. : bảng ; 24 cm
ISBN : 9786046861331
Số phân loại : 959.7
Chủ đề : 1. Việt Nam -- Lịch sử.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Ngoài ra quyển sách còn có hai Phụ lục. Phụ lục I là bài chế văn của vua Gia Khánh phong vương cho vua Gia Long do chúng tôi phục hồi nguyên bản chữ Hán và phiên dịch, chú thích, đã công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (Huế) số 5 (131), 2016, cũng phù hợp với nội dung của quyển sách nên đưa in lại để người đọc tiện tham khảo. Phụ lục II là bảng đối chiếu niên hiệu và năm âm – dương lịch kèm danh sách các vị vua theo miếu hiệu, giúp đối chiếu và tra cứu niên hiệu của các chính quyền ở Việt Nam và Trung Quốc. Vì nội dung sách bắt đầu từ thời Tống và dừng lại ở thời Thanh, nên bảng này bắt đầu từ năm Tống Thái tổ lên ngôi (960) và dừng lại ở Cách mạng Tân hợi (1912) Nhìn chung những ghi chép có liên quan tới lịch sử Việt Nam trong các phần Bản kỷ, Liệt truyện của Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Thanh sử cảo đều có nhiều sai sót, dĩ nhiên không thể nhất nhất nêu ra nhưng có những chỗ cần phải chú thích hay điều chỉnh. Các tài liệu được sử dụng để chú thích hay điều chỉnh ở đây chủ yếu là các thư tịch Việt Nam như Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Đại Việt thông sử của Lê Quí Đôn, Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ, Lịch triều hiến chương loại chí (Bang giao chí) của Phan Huy Chú, Đại Nam Liệt truyện Tiền biên, Đại Nam Thực lục Tiền biên, Đại Nam Thực lục Chính biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng.. Từ trước công nguyên, người Việt cổ ở Việt Nam đã có lãnh thổ và tổ chức xã hội của mình, nhà nước sơ khai và ký ức tập thể của mình, tuy nhiên con đường trở thành một quốc gia của cộng đồng này lại là một con đường quá đỗi gian nan. Không chỉ lãnh thổ bị thôn tính, tổ chức xã hội bị tàn phá, nhà nước sơ khai bị thủ tiêu, mà cả ký ức tập thể cũng bị chia cắt, hủy diệt trở thành manh mún, tàn khuyết. Trong suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, lịch sử của cộng đồng người Việt cổ chỉ được ghi chép bởi các sử gia Trung Hoa, mà vì nhiều lý do những ghi chép ấy cũng rất thiếu sót và phiến diện, nên không lạ gì mà sau khi giành được độc lập vào thế kỷ X, mặc dù có nhiều nỗ lực chính quyền và trí thức Việt Nam thời phong kiến vẫn không thể xây dựng được một bộ thông sử khả tín của quốc gia Việt Nam dưới thời Bắc thuộc. Phần Tiền biên trong hai bộ thông sử quan trọng ở Việt Nam là Đại Việt Sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho thấy điều đó |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM |
VV 3950/2020, VV 3951/2020 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/710693?siteid=2 |