loading

Nghìn năm bia miệng - Sự tích và giai thoại dân gian Nam Bộ . T.2 / Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường sưu tầm và biên soạn

Tác giả : Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường sưu tầm và biên soạn

Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh

Năm xuất bản : 2018

Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh

Mô tả vật lý : 338 tr. ; 24 cm

ISBN : 9786045883266

Số phân loại : 398.209597

Chủ đề : 1. Truyện dân gian -- Việt Nam -- Nam Việt Nam. 2. Truyền thuyết -- Việt Nam -- Nam Việt Nam. 3. Văn học dân gian Việt Nam -- Việt Nam -- Nam Việt Nam.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Nam bộ là vùng đất mới: chiều dài lịch sử chỉ trên ba trăm năm là một trong những nhân tố quyết định xác lập những đặc trưng văn hóa của vùng đất này. Tuy nhiên, văn hóa Nam Bộ lại không mới, hiểu theo nghĩa nó không phải bắt đầu từ con số không mà là sự phát triển văn hóa Việt trên những điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội cụ thể. Chính vì vậy nên chúng ta có thể tìm thấy được những mẫu đề xa xưa trong kho tàng truyện dân gian ở đây Trong Gia Định thành thông chí, sách viết hồi đầu thế kỉ XIX, khi nói về núi Bà Đinh/Bà Đen (tức núi Điện Bà, Tây Ninh), tác giả Trịnh Hoài Đức có chép lời tục truyền về việc “trông thấy cái chuông vàng nơi đáy hồ giống như việc cái khánh ở sông Tứ, cái chuông thấy được ở sông Giang, nhưng đến gần thì biến mất. Lại có đêm trời quang mây tạnh, thấy có thuyền rồng bơi lượn, hát múa du dương, lại thấy con rùa vàng lớn hơn một trượng, bất thời bơi lặn trong hồ”. Truyền thuyết này làm cho chúng ta liên tưởng đến cái chuông nằm dưới đáy Hồ Tây, đến con rùa ở Hồ Hoàn Kiếm ở đất Thăng Long và dường như đây cũng là hồi quang của con rùa vàng - thần Kim Qui, trong truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy... Và, ở truyền thuyết mang tính chất từ nguyên địa danh dân gian về sông Cổ Chiêng cũng thấy dấu ấn của mẫu đề “cái chuông chìm dưới nước”và rồi trong khoảnh khắc thiêng liêng của trời đất, cái “Chiêng Cổ” ấy lại vang lên, dội vào lòng người dân miệt hạ lưu sông Cửu Long. Trường hợp tương tự là truyền thuyết về cái đại đồng chung ở Vĩnh Thành (Cái Mơn, Bến Tre), ở vùng Chợ Gạo (Gò Công, Tiền Giang), ở chùa Gò (tức Phụng Sơn tự, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh)..

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Thư viện quận 8 - TVKHTH TP.HCM VL08.01043
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/725352?siteid=10
Thư viện quận Phú Nhuận - TVKHTH TP.HCM VL17.01692
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/725352?siteid=19