loading

NGHIÊN CỨU LAI TẠO MỘT SỐ CHỦNG NẤM SÒ THƯƠNG PHẨM / Nguyễn Thị Bích Thùy

Tác giả : Nguyễn Thị Bích Thùy

Nhà xuất bản : Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ sinh học

Năm xuất bản : 2011-11-01

Chủ đề : 1. Biên độ nhiệt rộng. 2. Lai tạo và đánh giá các con lai. 3. Phân lập các dòng đơn bội. 4. Pleurotus (Fr) P.Kumm. 5. Sức chống chịu bệnh tốt. 6. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Nấm sò thuộc chi Pleurotus (Fr) P.Kumm bao gồm khoảng 20 loài. Chúng hầu hết đều sống trên thân gỗ, phá hoại gỗ rất mạnh bởi gây nên mục hỗn hợp nhờ hệ enzyme ngoại bào mạnh. Các loài được nuôi trồng chủ yếu là Pleurotus ostreatus, Pleurotus sajorcaju, Pleurotus pulmonarius và đặc biệt trong nhiều năm gần đây là Pleurotus eryngii. Chúng có khả năng thích nghi với biên độ nhiệt rộng. Pleurotus ostreatus (Jacq) Quel là một loại dị tản hai yếu tố (bifactorial heterothalism) được xác định đầu tiên bởi Vandendries (1933). Trên đảm hình thành 4 đảm bào tử, thuộc 4 dãy khác nhau (tretrapolar). Khi gặp điều kiện thuận lợi các bào tử đảm này nảy mầm cho hệ sợi đơn bội, có vách ngăn không có khóa. Các sợi đơn bội này nếu mọc riêng rẽ nhìn chung bất thụ và không hình thành bào tử hữu tính. Khi hai sợi nấm đơn bội khác tính tiếp xúc với nhau, chúng hòa tan màng, đổ nội chất tạo nên sợi song hạch (2 nhân) có vách ngăn với khóa điển hình. Nấm sò có khu phân bố khá rộng trên khắp thế giới. Nhiều loài là nấm ăn quý và có giá trị dược liệu cao, được nuôi trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Sản lượng nấm sò tăng lên tới 400% so với các thập niên trước kia. Hiện nay, các nhà nấm học đang tiến hành chọn lựa, thuần hóa, lai tạo nhằm tạo ra các chủng nấm sò mới có đặc tính mong muốn như chịu được biên độ nhiệt rộng, sức sống chịu bệnh tốt, năng suất và chất lượng cao, sinh ít bào tử... để ứng dụng trong sản xuất. Nghiên cứu này nhằm bước đầu phân lập các dòng đơn bội, lai tạo và đánh giá các con lai được tạo ra trong điều kiện Việt Nam.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10711