loading

Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt / Lê Minh Quốc

Tác giả : Lê Minh Quốc

Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh

Năm xuất bản : 2020

Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh

Mô tả vật lý : 687 tr. : minh họa ; 24 cm

ISBN : 9786045847527

Số phân loại : 959.7

Chủ đề : 1. Danh Nhân -- Việt Nam. 2. Nghề thủ công -- Việt Nam. 3. Việt Nam -- Văn minh.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Kế đến, trong một chừng mực nào đó, căn cứ vào nhiều tài liệu chúng tôi cố gắng khảo sát sự ra đời và vai trò của các vị Tổ ngành nghề. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Trước hết, cần phải khẳng định, không phải chỉ khi có vị Tổ truyền nghề thì ở nước Nam ta mới có nghề ấy. Mà thật ra ngay từ thuở bình minh dựng nước, tổ tiên ta đã biết đến. Đã đành các vị Tổ là người có công dạy nghề cho dân, nhưng những người thợ tài hoa có công cải tiến nghề, đem lại lợi ích cho cộng đồng thì cũng được đời sau thờ phụng như Tổ nghề Mở đầu cuốn sách, như một lẽ hiển nhiên đã có từ trong tiềm thức: khi nhớ về cội nguồn, nguồn gốc của một dân tộc “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, đã là người Việt thì dù ở chân trời góc biển nào, cũng luôn nhớ đến vị Tổ đầu tiên là Vua Hùng. Vì thế, Vua Hùng - Biểu tượng sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt, được chọn mở đầu cho một dấu ấn văn hóa đã có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Kế đến là Tứ bất tử luôn sống mãi trong tâm thức của người Việt từ ngàn xưa đến ngàn sau: Thánh Tản Viên, Đức Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Thánh mẫu Liễu Hạnh Nói chung, Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt chưa thể dừng lại trong một tập sách bởi lẽ sự vật luôn vận động, phát triển ắt còn sẽ nẩy sinh ra nhiều dấu ấn văn hóa mới trong đời sống tinh thần lẫn vật chất của người Việt mà thế hệ sau còn phải bổ sung thêm. Về phía chúng tôi, chỉ xin hệ thống những gì đã diễn biến ra từ đầu thế kỷ XX và tạm thời kết thúc ở hai tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Sở dĩ có sự lựa chọn này, vì chúng tôi nghĩ rằng hai sản phẩm văn hóa độc đáo, trứ danh này đi sâu vào tâm thức, nếp nghĩ người Việt nhiều thế hệ và đã trở thành di sản văn hóa vật thể không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Việt Phần lớn các ngành nghề truyền thống mà chúng tôi đề cập đến trong tập sách này là nghề mộc, nghề thêu, nghề hát xẩm, hát ả đào, nghề in, nghề kim hoàn, nghề dệt chiếu, nghề đúc đồng, nghề dệt... như đã nói, không phải mới ra đời từ thời ông Tổ đó - có thể nghề đó đã có trước đó rất lâu. Vậy tại sao làng nghề lại chọn người đó làm Tổ của nghề? Đây là điều hết sức thú vị và cũng phản ánh rõ nét đạo lý của người Việt là luôn biết ơn tất cả những vị đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp để năng suất ngày một hiệu quả hơn. Đúng như sự phân tích của GS. Vũ Ngọc Khánh: “Một ngày giỗ Tổ, một dịp hội hè, cũng là một bằng chứng cụ thể để thấy vị trí của ngành nghề trong cuộc nhân sinh”; và “Ngày giỗ Tổ bao giờ cũng là dịp “trình nghề”. Không phải sự trình nghề chung, đồng loạt như ta thấy ở hội lễ nông nghiệp, mà thật sự là một cố gắng giới thiệu những thành tựu của nghề. Những thành tựu ấy ít nhiều có liên quan đến vị Tổ sư và gợi ra nhiều suy nghĩ” Từ năm 1998, khi thực hiện bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam (10 tập), chúng tôi đã có ý thức hệ thống, sắp xếp lại các câu chuyện về công đức, sự nghiệp của các danh nhân theo từng chủ đề. Bộ sách này chính là nền tảng căn bản được tiếp tục bổ sung, chỉnh lý để hoàn thành Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM VV 2873/2021, VV 2874/2021, VV 4565/2022, VV 4566/2022
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/728957?siteid=2
Thư viện quận 6 - TVKHTH TP.HCM VL06.07057
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/728957?siteid=8
Thư viện Huyện Củ Chi - TVKHTH TP.HCM VL23.00485, VL23.00660
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/728957?siteid=25