Từ trong ký ức : tạp văn / Khuynh Diệp
Tác giả : Khuynh Diệp
Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản : 2021
Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh
Mô tả vật lý : 195 tr. : hình ảnh ; 20 cm
ISBN : 9786043354928
Số phân loại : 895.92283408
Chủ đề : 1. Khuynh Diệp 1947-. 2. Nhà báo -- Việt Nam. 3. Nhà văn Việt Nam -- Thế kỷ 20. 4. Tản văn. 5. Văn học Việt Nam -- Thế kỷ 20.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Anh Khuynh Diệp là người đam mê với văn thơ từ sớm. Được vào học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong những năm 1960 - 1970 là niềm mơ ước của không ít thanh niên thời ấy, nhưng anh lại nghĩ có thêm công cụ để vươn cánh bay trong nghề. Ra trường, đúng dịp Nhà nước tuyển những người đã qua đào tạo ngành văn, có sức khỏe, nhiệt tình cách mạng để tăng cường báo chí văn nghệ chiến trường miền Nam. Thời kháng chiến, tiếng gọi của Tổ quốc thật thiêng liêng. Anh tình nguyện xin vào chiến trường Nam Bộ. Và anh đã đạt ý nguyện. Rồi anh còn qua một khóa bồi dưỡng viết văn ngắn hạn (Khóa IV) do Hội nhà văn và Ban Thống nhất tổ chức, trước khi ra mặt trận Sau hai tập thơ Vòm trời đất lạ và Trả nghĩa, hai tập ký Nỗi đau của đất và Người làng Tân Bình, tập truyện ngắn Ngôi nhà thừa kế, đặc biệt, tập nghiên cứu Một số vấn đề nông dân và ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long sau năm 1975 được dư luận chú ý. Giờ đây ở tuổi ngoại thất thập, ngẫm nghĩ sự đời, nhiều trang ký ức sống lại, như lửa cháy trong lòng, không thể nào dập được Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, anh về công tác tại báo Văn nghệ giải phóng sau đó ra Hà Nội làm báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) rồi về Viện Văn hóa dân gian thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội). Không bao lâu, vị thủ trưởng thời chiến tranh anh làm thư ký nhân dịp ra Hà Nội làm việc gặp lại anh và xin anh trở lại Sài Gòn làm việc với ông ở Hội Nông dân Việt Nam. Về Hội Nông dân, anh trong số ít người được giao tham gia xuất bản tờ tin Nông dân mới (tiền thân của báo Nông thôn ngày nay) và công tác ở báo này cho tới khi nghỉ hưu. Trong quá trình làm báo và sáng tác văn học, đôi lúc anh phải đương đầu trước những hệ lụy, chỉ vì đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, liên quan đến quyền lợi của người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vì những biến động trong công tác “Cải tạo trong nông nghiệp ở miền Nam” những năm 1980 (thế kỷ XX). Vượt lên những hệ lụy, khó khăn, anh lăn lộn với nghề báo, khi cần có thể đi bán báo, đến nhà in sửa bài, làm đủ việc “bếp núc”, để có nhiều sản phẩm tốt. Từ nghề báo, anh tích lũy thêm vốn sống và cho ra đời những sáng tác văn học |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM |
VN 364/2022, VN 365/2022 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/743800?siteid=2 |