Ca Văn Thỉnh - Di sản văn hóa Nam Bộ nhìn từ lịch sử Nam bộ . T.2 / Lê Sỹ Đồng, Nguyễn Long Trảo sưu tầm, tuyển soạn ; Đoàn Lê Giang giới thiệu
Tác giả : Lê Sỹ Đồng, Nguyễn Long Trảo sưu tầm, tuyển soạn ; Đoàn Lê Giang giới thiệu
Nhà xuất bản : Nxb. Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản : 2022
Nơi xuất bản : T.P. Hồ Chí Minh
Mô tả vật lý : 271 tr. ; 21 cm
ISBN : 9786043771947
Số phân loại : 363.69095977
Chủ đề : 1. Di sản văn hóa -- Việt Nam -- Nam Việt Nam. 2. Nam Việt Nam -- Lịch sử.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Đọc các công trình nghiên cứu về Nam Bộ của Giáo sư Ca Văn Thỉnh, người ta thấy ở đó một phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, một thái độ làm việc hết sức nghiêm túc, coi trọng tư liệu. Tư liệu mà ông sử dụng đều là các tư liệu nguyên gốc, xác thực, có độ tin cậy cao. Cách diễn giải của ông trong các bài viết đều rõ ràng, khúc chiết, logic chặt chẽ, hết sức thuyết phục. Và bao trùm hơn cả là tình cảm sâu đậm với mảnh đất Nam Bộ: một niềm tự hào sâu sắc về văn hóa Nam Bộ, một niềm tri ân trìu trịu với tiền nhân - những người đã đổ mồ hôi khai phá, đổ máu để giữ gìn mảnh đất này cho thế hệ mình và các thế hệ con cháu mai sau. Người ta nhớ mãi bài viết “Khổng học ở đất Đồng Nai” của ông đăng trên Đại Việt tập chí năm 1943, bài viết ra đời nhằm phản bác lại ý kiến của một số học giả có quan điểm thực dân khi cho rằng đất Nam Kỳ không có truyền thống văn học. Ông đã chứng minh một cách thuyết phục về văn mạch phương Nam “dằng dặc không dứt” (chữ của Lê Quý Đôn) từ Võ Trường Toản, Mạc Thiên Tứ, Đặng Đức Thuật, Nguyễn Hương, cho đến Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Phan Thanh Giản, Vương Hữu Quang, Nguyễn Thông, Trần Tử Mẫn… Người ta nhớ mãi những ý kiến thẳng thắn, trung thực của ông khi bảo vệ một số trí thức tên tuổi của Nam Bộ có nhân cách thanh cao, có đóng góp lớn đối với văn hóa - những ý kiến ấy được trình bày trong thời bao cấp, giữa lúc các tư tưởng cực đoan đang thắng thế. Các công trình nghiên cứu của ông trở thành mẫu mực cho giới nghiên cứu, chắc chắn sẽ trở thành những tài liệu không thể thiếu cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh và độc giả rộng rãi. Có thể nói, với những đóng góp của mình, Ca Văn Thỉnh trở thành nhà Nam Bộ học hàng đầu trong giới học thuật nước ta Giáo sư Ca Văn Thỉnh dành cả đời nghiên cứu về những giá trị của văn hóa Nam Bộ, về hào khí của sĩ dân Nam Bộ. Và rồi chính ông cũng trở thành một phần của những giá trị bất hủ đó, một phần của hào khí Đồng Nai mạnh mẽ ngút trời đó Ông Nguyễn Long Trảo là con rể của Giáo sư Ca Văn Thỉnh đã dành nhiều năm trời để tập hợp tài liệu nghiên cứu về nhạc phụ của mình. Anh Lê Sỹ Đồng xuất phát từ việc làm Luận văn Thạc sĩ về Ca Văn Thỉnh ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành một nhà nghiên cứu trẻ có nhiều đóng góp về văn học Nam Bộ |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Thư viện quận Phú Nhuận - TVKHTH TP.HCM |
VL17.08529 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/757927?siteid=19 |
Thư viện quận Gò Vấp - TVKHTH TP.HCM |
VL18.00478 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/757927?siteid=20 |
Thư viện Huyện Cần Giờ - TVKHTH TP.HCM |
VL21.01938, VL21.01939 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/757927?siteid=23 |
Thư viện Huyện Củ Chi - TVKHTH TP.HCM |
VL23.01289 |
https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn//Item/ItemDetail/757927?siteid=25 |