Ứng dụng SmartCity tại thành phố Amsterdam(Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân luồng giao thông tại Hà Nội / Nghiêm, Văn Bình
Tác giả : Nghiêm, Văn Bình
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 24 tr.
Chủ đề : 1. Giải pháp phân luồng giao thông. 2. SmartCity. 3. Thành phố thông minh. 4. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Ngọn nguồn phát sinh ra ý tưởng về thành phố thông minh không gì khác ngoài sự tăng trưởng dân số không ngừng và xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ. Hiện nay trên thế giới có khoảng 7 tỷ người và dự báo đến năm 2040, dân số sẽ là khoảng 10 tỷ người. Bên cạnh đó, đến năm 2040, 65% dân số sẽ sinh sống ở đô thị. Quá trình đô thị hóa tất yếu như thế sẽ làm xuất hiện nhiều hơn các thành phố quy mô trên 1 triệu dân và các "siêu thành phố" quy mô trên 10 triệu dân. Các thành phố này chỉ chiếm 2% diện tích thế giới nhưng tiêu thụ tới 75% nguồn tài nguyên tự nhiên. Áp lực về biến đổi khí hậu thì không bao giờ lắng xuống. Vì thế, các nhà quản lý bị thúc đẩy phải xây dựng các thành phố “thông minh” hơn trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống con người. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 thành phố đã triển khai các cấp độ khác nhau của thành phố thông minh. Một số hình mẫu thành phố thông minh đi đầu có thể kể đến như Amsterdam (Hà Lan), Lyon (Pháp), Edinburgh (Scotland)… cùng hàng loạt doanh nghiệp viễn thông tiếng tăm đi tiên phong trong việc phát triển thành phố thông minh như Schneider Electric, Thales Group, IBM, Telefonica hay Telecom Italia… Lợi ích của thành phố thông minh đã quá rõ ràng. Theo tính toán của Telefonica, một thành phố thông minh sẽ tiết kiệm được 15% lượng nước tiêu thụ, giảm được 10% lượng điện tiêu thụ, giảm 17% lượng khí thải CO2 và giảm gần 25% về nhu cầu giao thông vận tải. Ngay cả nếu đặt ra bài toán về kinh tế, nguồn thu từ thành phố thông minh cũng đầy hứa hẹn dù chi phí đầu tư cho thành phố thông minh trên toàn thế giới năm 2010 lên đến 8 tỷ USD và đến năm 2020, tổng nguồn đầu tư lũy kế sẽ là 108 tỷ USD. Nguyên nhân vì thành phố thông minh sẽ đem lại doanh thu khổng lồ từ dịch vụ đầu cuối. Dự báo từ năm 2012 đến 2020, tổng doanh thu lũy kế mà thành phố thông minh mang lại lên đến 115 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển. Để bắt kịp với thế giới và các nước trong khu vực, Việt Nam cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong việc phát triển kinh tế cũng như môi trường sống. Muốn thực hiện điều đó, Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các “thành phố thông minh” trong đó có Thành phố Hà Nội. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Viện Công nghệ Thông tin - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11299 |