loading

THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM / Trần, Quốc Vượng

Tác giả : Trần, Quốc Vượng

Nhà xuất bản : Nhà xuất bản Thế Giới

Năm xuất bản : 2014

Chủ đề : 1. Hà Nội. 2. Thăng Long. 3. Văn hóa Việt Nam.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Với Tô Lịch, một nhân vật nửa huyền thoại - nửa lịch sử, miền trung tâm Hà Nội là một làng quê trong buổi bình minh lịch sử, với xóm. Rừng bên bờ sông nhỏ sát bìa rừng, với gò đất - núi Nùng được xem là trung tâm vũ trụ, chốn Rốn Rồng (Long Đỗ), với vạn chài - Trại Cá Tươi ở ngã ba Tô giang – Nhị thủy. Làng quê với bóng cau, cây gạo, con thuyền, dòng sông… rất điển hình của văn hóa làng xóm Việt Nam. Với Nam Việt đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp (“thành Tô Lịch”), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở nước nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật Giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật Tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên Tử (con Trời)… Lần đầu tiên ở giữa thế kỷ thứ VI, trung tâm Hà Nội có dáng hình một thành thị cổ, một dáng hình văn hóa đô thị Việt Nam. Độc lập tạm thời, và do đó thủ đô cũng tạm thời…

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11525