loading

Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX / Nguyễn, Kim Nguyên; Nguyễn, Quang Huy

Tác giả : Nguyễn, Kim Nguyên; Nguyễn, Quang Huy

Nhà xuất bản : Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Năm xuất bản : 2017

Chủ đề : 1. TK XVIII đến TK XIX. 2. Văn học trung đại. 3. Văn học Việt Nam. 4. Ý niệm hư vô. 5. Thesis.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Hệ hình tư tưởng của các nhà văn trung đại Việt Nam truyền thống chủ yếu bị chi phối bởi ba dòng tư tưởng triết học điển hình của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng Lão - Trang. Nhưng tùy thuộc vào bối cảnh xã hội mà nó quyết định sự hưng thịnh của tư tưởng có còn chỗ đứng trong lòng của các nhà Nho hay không? Đối với giai đoạn này, khi các trí thức Nho gia bắt đầu cảm thấy hụt hẫng và lạc lõng trước chế độ quân chủ chuyên chế sắp sụp đổ của mình, họ đã tìm đến tư tưởng Lão – Trang và Phật giáo như là cách để cấp cho bản thân một chỗ dựa tinh thần. Do vậy, xuất phát từ vai trò của hai hệ hình tư tưởng này đối với việc hình thành thế giới quan, nhân sinh của các tác giả, tôi đã áp dụng để lí giải, phân tích và chỉ ra biểu hiện cụ thể hơn - ý niệm hư vô được hình thành trong triết lí sống của con người tri thức thuộc văn học thời đại này. Thêm vào đó, tôi còn phân tích, chứng minh các phương thức nghệ thuật được sử dụng để biểu lộ ý niệm hư vô xuyên suốt toàn bộ giai đoạn văn học. Qua đó, giúp hình thành sự tiếp nhận mới, sâu sắc và độc đáo cho người đọc khi đi vào giải quyết các kí mã liên quan đến đề tài từ chiều kích bối cảnh xã hội – văn hóa – con người – tư tưởng thời đại.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Đại học sư phạm Đà Nẵng
http://thuvien.ued.udn.vn/handle/TVDHSPDN_123456789/54182