
Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp : Luận án TS. Luật: 62 38 40 01 / Nguyễn, Duy Giảng; Trần, Văn Độ
Tác giả : Nguyễn, Duy Giảng; Trần, Văn Độ
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 170 p.
Chủ đề : 1. Cải cách tư pháp. 2. Luật Tố tụng hình sự. 3. Pháp luật Việt Nam. 4. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | - Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự gồm CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, tòa án và những người có nhiệm vụ, thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan này ở Việt Nam theo yêu cầu được nêu trong các nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Quá trình thực hiện Luận án tác giả đã nghiên cứu sâu về quá trình hình thành, phát triển các quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trong lịch sử từ năm 1945 đến trước khi có quy định của các văn bản pháp luật hiện hành và nghiên cứu so sánh pháp luật của một số nước trên thế giới theo các truyền thống pháp luật khác nhau. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ và phát triển lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. - Luận án đã nghiên cứu đánh giá toàn diện việc thực hiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta, những kết quả đã đạt được và những hạn chế, vướng mắc, qua đó làm rõ những hạn chế trong quy định của Luật Tố tụng hình sự hiện hành cần được xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận, tổng kết thực tiễn và làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự, Luận án đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự nhằm góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc trong các quy định liên quan đến CQĐT, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, tòa án và những người có nhiệm vụ thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan này, qua đó nhằm góp phần tăng cường hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng một nền tư pháp hình sự tiên tiến, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
![]() |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52448 |