loading

Tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 / Nguyễn, Thị Huyền; Hoàng, Thị Kim Quế

Tác giả : Nguyễn, Thị Huyền; Hoàng, Thị Kim Quế

Nhà xuất bản : Khoa Luật

Năm xuất bản : 2014

Mô tả vật lý : 120 p.

Chủ đề : 1. Nhà nước pháp quyền. 2. Tư tưởng phân quyền. 3. Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Thesis.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Luận văn nghiên cứu khái niệm quyền lực nhà nước, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước; sự xuất hiện và phát triển tư tưởng phân quyền qua các thời kỳ cổ đại, thời kỳ cách mạng tư sản và trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời luận văn chỉ rõ quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền thể hiện qua các kỳ đại hội, cụ thể từ đại hội VII, VIII, IX, X và đặc biệt là đại hội XI. Luận văn cũng đã chỉ rõ, phân tích, đánh giá thực trạng sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, cụ thể qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và rõ nét nhất là ở bản Hiến pháp 2013. Hiến pháp 2013 đã có bước tiến bộ quan trọng trong quy định về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Ngoài việc kế thừa quy định của Hiến pháp 1992 về phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước, tại Điều 2 Hiến pháp 2013 đã bổ sung quy định quan trọng đó là, có sự "kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng về tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền, tác giả xin đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay: Đối với cơ quan lập pháp – Quốc hội cần phải thay đổi phương thức bầu cử, bãi bỏ công tác cơ cấu đại biểu, nâng cao chất lương hoạt động giám sát, xây dựng Quốc hội điện tử; Đối với cơ quan hành pháp – Chính phủ, Chủ tịch nước – thiết nghĩ Hiến pháp nên tăng thêm quyền lực cho Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, nhất là những vấn đề liên quan tới nhân sự và chỉ đạo hoạt động của Chính phủ, cải tổ lại bộ máy hành pháp theo hướng: tinh giản bộ máy đến tối ưu; các bộ, cơ quan ngang bộ phải được phân công, phân nhiệm rạch ròi, tránh tình trạng chồng chéo, lẫn lộn; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng nhanh gọn, tiện lợi cho công dân; Đối với cơ quan tư pháp – Viện kiểm sát và Tòa án - phải qui định qui trình đào tạo và bổ nhiệm thẩm phán thật công phu và chặt chẽ để đảm bảo cho các thẩm phán có đủ khả năng và phẩm chất của người đại diện và bảo vệ công lý, Toà hành chính cần phải được chú trọng kiện toàn để đủ khả năng xét xử đầy đủ và chính xác các vụ kiện hành chính, qua đó bảo vệ được người dân chống lại sự lạm dụng quyền hành của cán bộ và cơ quan nhà nước, qui định rõ quyền hạn, nhiệm vụ, trình độ của Hội thẩm nhân dân phải tiêu chuẩn hóa đội ngũ này, đội ngũ kiểm sát viên phải được tăng cường thêm về khả năng và phẩm chất để giúp cho cơ quan kiểm sát thực hiện tốt vai trò của nó. Cuối cùng phải đặc biệt chú trọng đến chiến lược cán bộ.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Trường Đại học Luật - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52514