![](https://repository.vnu.edu.vn/retrieve/1ed1841d-9b07-4823-95ea-b4d4e3051713/00050004302.pdf.jpg)
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 04 / Dương, Diệp Quần; Trương, Quang Vinh
Tác giả : Dương, Diệp Quần; Trương, Quang Vinh
Nhà xuất bản : Khoa Luật
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 114 p.
Chủ đề : 1. Chiếm đoạt vật liệu nổ. 2. Luật hình sự. 3. Mua bán trái phép vật liệu nổ. 4. Pháp luật Việt Nam. 5. Tội chế tạo, tàng trữ vật liệu nổ. 6. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Một là, luận văn đã kết hợp giữa nghiên cứu lý luận, thực tiễn lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật; giữa nghiên cứu thực định, nghiên cứu mang tính chất xã hội học. Cách đặt vấn đề vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể. Điều đó được thể hiện rõ trong toàn bộ kết cấu và nội dung trình bày của luận văn. Hai là, luận văn đã đặt ra và giải quyết khá thành công những vấn đề chung về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, bao gồm ba nhóm vấn đề: Khái quát chung về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật Hình sự Việt Nam; tình hình tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và thực trạng áp dụng pháp luật về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Giá trị của các kết quả nghiên cứu được thể hiện ở chỗ lần đầu tiên tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được nghiên cứu một cách có hệ thống, từ phương diện lý luận, phương diện lịch sử. Trong đó phương diện lý luận là nổi trội nhất. các phân tích, luận giải đều có cơ sở, mang tính thuyết phục, tạo thành những hiểu biết chung trong chỉnh thể của Bộ luật Hình sự. Ba là, thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2009 đến 06 tháng đầu năm 2014 đã được luận văn phân tích, đánh giá một cách tổng quát, có hệ thống với số liệu phong phú. Kết quả đạt được ở đây thể hiện bằng việc luận văn đã phác họa được bức tranh khá đầy đủ về thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; tình hình tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Từ đó đưa ra được những đánh giá mang tính hệ thống, chỉnh thể về thực tiễn áp dụng, phân tích và chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót, vướng mắc cả về lý luận lẫn thực tiễn. Bốn là, trên cơ sở kết quả phân tích về mặt lý luận, về thực tiễn (bao gồm cả thực tiễn lập pháp lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật) luận văn đã đưa ra 07 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật Hình sự Việt Nam; tình hình tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Các giải pháp đưa ra có cơ sở lý luận và thực tiễn, mang tính tổng quát, có hệ thống, mang tính khả thi cao. Năm là, các vấn đề trình bày trong luận văn có tính lôgíc, mạch lạc, rõ ràng, văn phong trong sáng, mang tính chuyên nghiệp. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
![]() |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52556 |