Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh: Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Chương trình đào tạo thí điểm) / Nguyễn, Hải Yến; Nguyễn, Khắc Hải
Tác giả : Nguyễn, Hải Yến; Nguyễn, Khắc Hải
Nhà xuất bản : Khoa Luật
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 123 p.
Chủ đề : 1. Pháp luật quốc tế. 2. Pháp luật Việt Nam. 3. Tra tấn. 4. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Chương 1. Một số vấn đề lý luận về phòng, chống tra tấn. Tra tấn được định nghĩa ở nhiều văn bản khác và tại nhiều thời điểm khác nhau tuy nhiên tựu chung lại thì thấy rằng những hành vi gây ra đau đớn về thể chất chỉ được coi là tra tấn khi nó được thực hiện với mục đích nhất định với thẩm quyền nhất định. Tra tấn phải được thực hiện cố ý, trái ý muốn nạn nhân và khi nạn nhân trong tình trạng không thể tự vệ được. Phòng, chống tra tấn là việc cộng động quốc tế, các Nhà nước, các tổ chức và mọi người bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng tra tấn từ đó ngăn chặn, hạn chế và tiến tới loại trừ tra tấn. Vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng, cũng như phòng, chống tội phạm nói chung là một sự nỗ lực tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Chính vì thế các quốc gia cần kết hợp việc phòng, chống tra tấn trong tất cả các chính sách và chương trình kinh tế, xã hội liên quan để có thể giải quyết hiệu quả những điều kiện mà từ đó hành vi tra tấn có thể xảy ra. Chương 2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Chương này tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong vấn đề phòng, chống tra tấn. Cụ thể trong pháp luật quốc tế có nhiều văn kiện quy định về phòng, chống tra tấn như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khác;. Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các Văn kiện cấp khu vực; các công ước Geneva; Quy chế Rome về Tòa hình sự quốc tế. Đối với pháp luật Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay về cơ bản, pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung, về phòng, chống tra tấn nói riêng đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, một mặt vừa kế thừa những yếu tố tích cực của các văn bản pháp luật cũ, một mặt đã phần nào đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu phát triển của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự. Chương 3. Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về phòng, chống tra tấn. Một số đề xuất, kiến nghị. Đây là chương tập trung phân tích và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế trong vấn đề phòng, chống tra tấn. Tiếp đó, trên cơ sở phân tích những điểm tương thích cũng như chưa tương thích tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế phòng chống tra tấn tại Việt Nam. Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn đã góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề lý luận về vấn đề phòng, chống tra tấn, đã phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam và đánh giá đầy đủ, toàn diện tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề phòng, chống tra tấn từ đó tìm ra được những hạn chế, bất cập trong vấn đề này. - Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như cơ chế đảm bảo phòng, chống tra tấn tại Việt Nam. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Trường Đại học Luật - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52588 |