Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 / Phạm, Thị Mai; Phạm, Hồng Thái
Tác giả : Phạm, Thị Mai; Phạm, Hồng Thái
Nhà xuất bản : Khoa Luật
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 100 p.
Chủ đề : 1. An toàn giao thông. 2. Giao thông đường bộ. 3. Pháp luật Việt Nam. 4. Quản lý nhà nước. 5. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Với đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương” tác giả đã giải quyết cơ bản mục đích, yêu cầu đặt ra của đề tài, hình thành cơ sở lý luận cho việc Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương. Qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực trạng về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương, có thể thấy bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập: Tình trạng chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thể hiện ở số lượng vi phạm năm sau cao hơn năm trước, tình hình tai nạn giao thông còn diễn biến hết sức phức tạp, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhiều công trình giao thông đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã xuống cấp trầm trọng, hệ thống báo hiệu cũng chưa đồng bộ làm hạn chế tầm quan sát của người tham gia giao thông, cán bộ làm công tác quản lý còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Trong khi đó, pháp luật còn chưa hoàn chỉnh thiếu tính đồng bộ các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giáo thông chưa rộng rãi, bên cạnh đó còn những khó khăn về điều kiện vật chất. Cụ thể như thiếu các công cụ hỗ trợ trong hoạt động tuần tra; kiểm soát, điều tra; xử lý tai nạn giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông thấp kém, ý thức của người dân chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ chưa cao … Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa àn thành phố Hải Dương. Thứ nhất, xây dựng, mở rộng và nâng cấp; sửa chữa kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả an toàn phương tiện giao thông đường bộ; Thứ hai, phát triển hệ thống giao thông bền vững; Thứ ba, tăng cường các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ; Thứ tư, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ; Thứ năm, tăng cường hoạt động tuyên truyền; phổ biến ; giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Trường Đại học Luật - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52703 |