Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 / Nguyễn, Thị Thúy Hồng; Trịnh, Quốc Toản
Tác giả : Nguyễn, Thị Thúy Hồng; Trịnh, Quốc Toản
Nhà xuất bản : Khoa Luật
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 114 p.
Chủ đề : 1. Bộ luật hình sự. 2. Luật hình sự. 3. Tố tụng hình sự. 4. Tội xâm phạm sở hữu. 5. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Luận văn đã giải quyết một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về những vấn đề lý luận của Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt như khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trong Luật hình sự Việt Nam; Các dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt; Phân biệt các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999; Đồng thời có sự nghiên cứu so sánh với pháp luật hình sự Liên bang Nga và Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Luận văn còn làm phân tích làm sáng tỏ lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999. Mặt khác trên cơ sở đối chiếu pháp luật hiện hành, chúng tôi đã phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về các tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2012 và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu không có tình chiếm đoạt gồm: Thứ nhất là, thay đổi vị trí các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt cho phù hợp với bố cục của phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự; Thứ hai là, tách “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143)” thành hai tội độc là tội huỷ hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản và xây dựng chế tài hình phạt của hai tội này khác nhau, cần mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội này; Thứ ba là, chuyển “tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước (Điều 144) sang Chương XVI (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế); Thứ tư là, quy định tăng mức định lượng tiền hoặc giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội này cho phù hợp thực thế; Thứ năm là, quy định cụ thể, rõ ràng hơn các dấu hiệu có tính “định tính”, “định lượng” như: gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Thứ sáu là, loại bỏ bớt các tình tiết định tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này”, “đã bị kết án về tội này” trong cấu thành cơ bản của các tội này; Thứ bảy là, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự cho phù hợp với những vấn đề đã được sửa đổi, bổ sung của Bộ luật hình sự; Thứ tám là, tổng kết công tác xét xử của ngành Tòa án nói chung và của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trong thời gian qua. Ngoài ra, luận văn còn kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thứ nhất, cần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ Tòa án, tăng cường công tác tổ chức cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và có chế độ lương, thưởng phù hợp với lao động trí tuệ của đội ngũ cán bộ Tòa án; Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Trường Đại học Luật - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52719 |