Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài: thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 / Trần, Văn Hiệp; Lê, Văn Bính
Tác giả : Trần, Văn Hiệp; Lê, Văn Bính
Nhà xuất bản : Khoa Luật
Năm xuất bản : 2014
Mô tả vật lý : 126 p.
Chủ đề : 1. Luật Quốc tế. 2. Pháp luật. 3. Quyền sở hữu công nghiệp. 4. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Tài sản trí tuệ đang ngày càng trở thành một loại tài sản quan trọng của tổ chức, cá nhân và nền kinh tế đất nước. Bên cạnh quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng mới, tài sản trí tuệ còn bao gồm sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh, v.v.. hay còn được gọi chung là các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN). Chúng là sản phẩm của hoạt động trí tuệ con người, tồn tại dưới dạng thông tin và tri thức. Tài sản trí tuệ là nhân tố quyết định gia tăng giá trị của sản phẩm và dịch vụ, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân ý thức được rằng cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Gần đây đã phát sinh một số vụ tranh chấp về quyền SHCN của các tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài, trong đó các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Việt Nam đã bị xâm phạm, như vụ xâm phạm nhãn hiệu thuốc lá Vinataba, KDCN của võng xếp Duy Lợi và chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột, v.v., và trong nhưng vụ việc đó thì các chủ thể quyền của Việt Nam phải chịu những thiệt hại nhất định. Trước tình hình đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến quyền SHCN: định nghĩa, đặc điểm và vai trò của quyền SHCN; tìm hiểu các cơ chế khác nhau về đăng ký và bảo vệ quyền SHCN ở nước ngoài; thực trạng về việc bảo hộ quyền SHCN của các chủ thể Việt Nam ở trong và ngoài nước; phân tích một số hành vi xâm phạm quyền SHCN của Việt Nam ở nước ngoài; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền SHCN ở nước ngoài; qua đó, những nghiên cứu và phân tích nêu trên, đưa ra một số kiến nghị một số biện pháp cụ thể để bảo vệ hiệu quả quyền SHCN tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
Trường Đại học Luật - ĐHQGHN |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52736 |