loading

Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong ở một số trường đại học công lập Việt Nam dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA. / Trần, Anh Vũ; Hoàng, Thị Xuân Hoa,Nguyễn, Thị Thu Hương

Tác giả : Trần, Anh Vũ; Hoàng, Thị Xuân Hoa,Nguyễn, Thị Thu Hương

Nhà xuất bản : H.:ĐH KHXV & NV

Năm xuất bản : 2017

Mô tả vật lý : 252 p.

Chủ đề : 1. AUN-QA. 2. Việt Nam. 3. Thesis.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Myanmar là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa chính trị - chiến lược quan trọng tại Đông Nam Á, nhưng nhiều năm qua vẫn là một trong những nước chậm phát triển nhất khu vực. Kể từ khi Chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein chính thức lên nắm quyền điều hành đất nước vào tháng 3 năm 2011, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi quan trọng. Từ một nước được điều hành bởi chính quyền quân sự trong hơn hai thập kỷ, Myanmar chính thức chuyển sang chính thể đa đảng dân sự với sự hiện diện của các đảng phái đối lập trong quốc hội. Nhờ những thay đổi đó, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi theo hướng dân chủ, minh bạch dựa trên những nền tảng pháp lý căn bản. Những nỗ lực hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa được thể hiện ở sự tham gia tự do vào đời sống chính trị của các đảng phái và các tổ chức phi Nhà nước, ở việc các quyền của người dân được từng bước đảm bảo… và được quốc tế ghi nhận. Chính trị đối ngoại của Myanmar cũng đã có những thay đổi đáng kể theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; phá thế bị bao vây, cấm vận của Mỹ và phương Tây; thu hút nguồn vốn đầu tư, sự hỗ trợ và viện trợ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước, giảm sự phụ thuộc quá lớn của Myanmar vào Trung Quốc, nâng cao vị thế, vai trò của Myanmar trên trường quốc tế. Myanmar là nước trong khu vực, cùng là thành viên ASEAN với Việt Nam. Hơn nữa, hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Do đó, Những thay đổi chính trị tại Myanmar đã có những tác động không nhỏ đến Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam - Myanmar. Về thuận lợi, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội làm ăn; được sự ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực… Về khó khăn, tạo ra những thách thức về cải cách chính trị và cạnh tranh kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần ưu tiên thúc đẩy quan hệ với quốc gia này lên tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54525